Việt Nam chuẩn bị mua thêm 30 triệu liều vaccine COVID-19 của Pfizer

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long xác nhận Việt Nam sẽ tiếp tục mua thêm vaccine phòng COVID-19 từ nhiều hãng khác nhau - Ảnh: MOH

Dịch COVID-19: Việt Nam chưa có ca mắc mới, hơn 20.000 người được tiêm vaccine

Nga tặng 1.000 liều vaccine Sputnik V cho Việt Nam

WHO khuyến nghị các nước nên tiếp tục tiêm vaccine của AstraZeneca

Chuyên gia WHO giải thích về tác dụng phụ của vaccine COVID-19

Chính thức tiêm thử nghiệm vaccine COVID-19 "made in Vietnam" thứ 2 COVIVAC

Thông tin này được Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đưa ra trong cuộc họp trực tuyến của Thường trực Chính phủ với Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cùng 63 tỉnh, thành phố do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì. Nội dung cuộc họp là đánh giá kết quả công tác phòng, chống dịch thời gian qua, bàn các giải pháp lớn để phòng, chống dịch hiệu quả thời gian tới.

Theo Bộ trưởng, tính đến hiện tại, cả nước đã ghi nhận 2.560 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 1.564 trường hợp lây nhiễm trong nước (61,1%). Trong số các ca bệnh được ghi nhận, đã có 2.186 trường hợp được điều trị khỏi (85,4%), hiện còn 339 đang được điều trị (13,2%) và 35 trường hợp tử vong (1,4%).

Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự báo tình hình dịch bệnh vẫn sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và có thể còn kéo dài trong 1-2 năm tiếp theo. Châu Á cũng không có gì đảm bảo an toàn thậm chí mức độ lây lan chưa có dấu hiệu giảm. Hàng loạt quốc gia ở khu vực này đang phải gồng mình đối phó với đại dịch COVID-19. Mới đây nhất, Campuchia đã chứng kiến sự bùng phát của dịch COVID-19, điều này khiến Việt Nam và các quốc gia sát biên giới phải nâng cao cảnh giác, đề phòng dịch lan sang qua còn đường nhập cảnh trái phép.

Trên thế giới, nhiều chủng biến thể của virus SARS-CoV-2 đã xuất hiện và việc sản xuất vaccine cũng như tiêm chủng đang được đẩy nhanh. Một số quốc gia đã đạt được kết quả ban đầu khả quan trong nghiên cứu, phát triển vaccine, tuy nhiên nguồn cung vẫn là chưa đủ để mang đến cho người dân.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, Việt Nam đang làm rất tốt và kiểm soát thành công dịch COVID-19, ngăn chặn lây lan trên diện rộng. Dẫu vậy, nguy cơ bùng phát dịch vẫn luôn hiện hữu và đòi hỏi cần có nhiều phương án để phòng chống dịch. Trong số đó, việc nhập khẩu vaccine phòng COVID-19 vẫn đang được ưu tiên thực hiện.

Tính đến hết ngày 16/3, hơn 16.000 người là các lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch đã được tiêm liều vaccine phòng COVID-19 AstraZeneca đầu tiên, các trường hợp đã tiêm đều có tình trạng sức khỏe ổn định. AstraZeneca sẽ cung cấp lịch giao vaccine dự kiến cho Việt Nam trong tháng 3/2021.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế tiếp tục đàm phán với các công ty khác để đa dạng hóa nguồn cung. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long tiết lộ Bộ Y tế đang làm việc với Pfizer, dự kiến nhà sản xuất này có thể cung cấp 30 triệu liều trong năm 2021. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng làm việc để mua vắc xin của Johnson & Johnson, Modema, Quỹ Đầu tư Nga (Sputnik-V)...

Bên cạnh việc nhập khẩu vaccine, Bộ Y tế cũng đang thúc đẩy tiến độ nghiên cứu, phát triển vaccine ngừa COVID-19 trong nước. Hiện chúng ta vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm hai loại vaccine đầu tiên là Nano Covax

COVIVAC. Việc sản xuất dự kiến sẽ được bắt đầu trong năm 2022. Đây là điều quan trọng giúp Việt Nam chủ động được vaccine bảo đảm nguồn cung, bảo đảm an ninh y tế, chủ động ứng phó khi có các đại dịch trong tương lai.

Bộ Y tế kiến nghị, bên cạnh việc chờ đợi vào vaccine, chúng ta phải tiếp tục kiên định 5 nguyên tắc phòng chống dịch đã đề ra từ đầu và xuyên suốt các giai đoạn là "Ngăn chặn - Phát hiện - Cách ly - Khoanh vùng và Dập dịch" theo phương châm 4 tại chỗ; chú trọng vai trò của chính quyền địa phương và phát huy bài học huy động sức dân hoạt động hiệu quả của các tổ COVID-19 dựa vào cộng đồng. Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh nhằm ngăn chặn nguồn bệnh xâm nhập từ bên ngoài.

Phương Lâm H+ (tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn