Virus khiến 7 trẻ ở Cao Bằng tử vong nguy hiểm như thế nào?

Nguyên nhân khiến 7 trẻ tử vong tại Cao Bằng là do virus Coxsackie (Ảnh minh họa)

Cha mẹ cần làm gì để trẻ bị sốt virus nhanh khỏi?

Những dấu hiệu nhận biết trẻ sốt virus

Đã xác định được nguyên nhân khiến 7 trẻ ở Cao Bằng tử vong

Cao Bằng: 7 trẻ tử vong nghi viêm não cấp

Virus Coxsackie là gì?

Virus Coxsackie thuộc họ Picornaviridae chủng Enterovirus. Virus Coxsackie thuộc một phân nhóm của Enterovirus, chỉ có một chuỗi ribonucleic acid (RNA) làm vật liệu di truyền. Enterovirus cũng dược xếp vào nhóm picornaviruses (nghĩa là virus có chuỗi RNA nhỏ). Chúng có khả năng sinh sôi trong đường tiêu hóa, ổn định trong môi trường acid kể cả acid dịch dạ dày. Virus Coxsackie lần đầu tiên được phân lập trong phân người tại thị trấn Coxsackie, New York, năm 1948 bởi G. Dalldorf.

Đến nay, nhờ tiến bộ của khoa học, hai nhóm virus A và B đã được xác định dựa vào xét nghiệm huyết thanh hoặc nuôi cấy; Đồng thời có trên 50 type huyết thanh đã được xác định.

Virus Coxsackie nguy hiểm như thế nào?

Virus Coxsackie gây ra các hội chứng lâm sàng như: Viêm màng não vô khuẩn và viêm não; Bệnh sốt không đặc hiệu hay cảm cúm mùa Hè; Bệnh tay chân miệng; Viêm họng mụn nước; Đau ngực dịch tễ (bệnh Bornholm); Viêm màng ngoài tim cấp tính không đặc hiệu; Viêm cơ tim; Viêm gan tối cấp ở trẻ sơ sinh; Đái tháo đường. Ngoài ra, virus này còn gây các tổn thương khác như: Viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, bạch hầu thanh quản, viêm đa cơ, viêm khớp cấp, viêm thận cấp, viêm họng herpes, viêm kết mạc xuất huyết cấp...
Các xét nghiệm thông thường không phát hiện thấy có bất thường đặc trưng của bệnh. Đặc biệt, hiện tại chưa có thuốc phòng ngừa, điều trị hữu hiệu. Bệnh thường giới hạn và tự khỏi trong vòng từ 2 - 7 ngày.
Virus Coxsackie nhìn từ kính hiển vi
Virus Coxsackie lây nhiễm thế nào?

Đường lây nhiễm chủ yếu của chủng virus này là qua phân và miệng. Trong một số trường hợp virus có thể lây qua nước bọt và đờm rãi li ti bay lơ lửng mà bệnh nhân khạc ra. Các vật dùng cá nhân, vị trí mà trẻ nằm thay tã lót, đồ chơi trẻ em đã tiếp xúc với dịch tiết từ cơ thể bệnh nhân có chứa virus cũng có thể truyền bệnh.

Mặc dù tất cả mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm virus, đa số bệnh nhân xác định nhiễm Coxsackie thường là trẻ em. Sản phụ có thể truyền virus cho con gây bệnh nghiêm trọng cho con, do đó phụ nữ mang thai nên báo cho bác sỹ sản khoa của mình biết nếu có triệu chứng nhiễm bệnh, đặc biệt là vào thời điểm sắp sinh.

Phòng ngừa bệnh do virus Coxsackie như thế nào?

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), để phòng chống các bệnh do virus Coxsackie, người dân cần giữ gìn vệ sinh chung; Thực hiện ăn chín, uống chín; Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng. Lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

Người dân cũng cần sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, thực hiện vệ sinh môi trường, tuyệt đối không tiếp xúc với người bị bệnh. Đặc biệt trẻ em khi có dấu hiệu sốt, rối loạn tiêu hóa … cần đến ngay cơ sở y tế để được khám phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

Trần Ngọc H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm