Trẻ bị viêm não cấp có thể bị hôn mê, thậm chí tử vong nếu phát hiện muộn
Cao Bằng: 7 trẻ tử vong nghi viêm não cấp
Trẻ đau đầu, sốt cao kéo dài: Có thể do viêm não!
Sốc: Virus Zika có thể gây viêm não và tủy sống ở người lớn
Viêm xoang ở trẻ dễ gây mù mắt, viêm não
Viêm não cấp là tình trạng viêm cấp tính não bộ. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao (10 - 15%) và để lại di chứng rất nặng (khoảng 35%). Khoảng 40% nguyên nhân của bệnh là do viêm não Nhật Bản, còn lại chưa rõ nguyên nhân. Viêm não cấp do một số loại siêu vi trùng gây ra, với nhiều căn nguyên khác nhau như: Virus viêm não Nhật Bản, virus Entero, virus Nipah, virus Herpes…
Các loại virus này có thể thâm nhập vào não bộ theo đường máu (do muỗi chích), theo đường tiêu hoá hay theo đường hô hấp. Trên 90% bệnh viêm não cấp gặp ở trẻ em và tuổi mắc bệnh thường từ 2 - 8 tuổi. Bệnh rất hay xảy ra ở vùng nông thôn. Khả năng tử vong do siêu vi trùng xâm nhập bằng đường tiêu hoá cao gấp 2 lần so với đường hô hấp và đường máu.
Trẻ có thể bị viêm não cấp do muỗi đốt
Dấu hiệu nhận biết viêm não cấp
Theo bác sỹ Đỗ Thiện Hải - Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương: "Trẻ mắc bệnh viêm não cấp thường khởi bệnh đột ngột với các triệu chứng sốt cao, đau đầu, ói mửa, lừ đừ, bỏ ăn, có thể kèm ho, tiêu chảy. Sau 1 - 2 ngày từ khi có các triệu chứng đầu tiên, trẻ bắt đầu co giật, hôn mê và có thể tử vong rất nhanh nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh viêm não do virus tác động vào hệ thần kinh trung ương, trong đó đặc biệt là não. Sự tác động này để lại tổn thương và di chứng thần kinh nặng.
Điều trị viêm não cấp như thế nào?
Hiện nay, vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh viêm não do virus. Do đó, việc điều trị chủ yếu là hỗ trợ, nâng cao thể trạng cho bệnh nhi nhằm ngăn ngừa các biến chứng nếu bệnh nhi được đưa đến bệnh viện kịp thời.
Trước tình hình thời tiết đang chuyển mùa, nắng nóng và mưa bất thường khiến các bệnh do virus dễ lây lan, nhất là viêm não do virus, các bác sỹ khuyến cáo các bậc phụ huynh cần tiêm phòng vaccine viêm não Nhật Bản, vaccine ngừa sởi, quai bị, thủy đậu cho trẻ, ngủ phải mắc màn, dọn dẹp nhà cửa thoáng đãng, không để hình thành những vũng nước đọng làm nơi cho muỗi đẻ trứng. Tránh cho trẻ em chơi ngoài trời vào lúc bình minh hoặc hoàng hôn vì đây là thời điểm muỗi hoạt động mạnh nhất.
Với những gia đình có sử dụng điều hòa, không nên để nhiệt độ trong phòng chênh lệch quá lớn so với nhiệt độ bên ngoài. Khi thấy trẻ có dấu hiệu sốt cao không hạ, ói, nhức đầu liên tục, lừ đừ, không tỉnh táo, bỏ ăn, bỏ bú, nên đưa trẻ đến bệnh viện để các bác sỹ thực hiện các xét nghiệm vì với bệnh viêm não do virus, chỉ có xét nghiệm và theo dõi mới có chẩn đoán chính xác.
Bình luận của bạn