Trọng lượng người vợ có liên quan tới nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 của chồng
Ăn ít calorie, giảm cân có thể đảo ngược đái tháo đường type 2?
Chỉ 1 ngày ăn uống “thả phanh” cũng có thể khiến bạn tăng cân
Công dụng kiểm soát đường huyết của rau mùi tây
Làm thế nào để quản lý đường huyết tốt hơn?
Nghiên cứu của Đại học Aarhus ở Đan Mạch được tiến hành trên hơn 3.500 cặp vợ chồng trên 50 tuổi, trong khoảng thời gian kéo dài 17 năm từ 1998 – 2015. Những người tham gia nghiên cứu được theo dõi sự thay đổi về cân nặng và điều kiện sức khỏe liên tục khoảng 2,5 năm/lần.
Kết quả nghiên cứu được công bố tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Nghiên cứu Bệnh Đái tháo đường ở Bồ Đào Nha đã cho thấy, có mối liên quan mạnh mẽ giữa trọng lượng cơ thể của người vợ và nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 ở người chồng, bất kể trọng lượng của người chồng là bao nhiêu.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu cho biết, cứ mỗi 5 điểm tăng lên trong chỉ số khối cơ thể (BMI) của người vợ sẽ tương đương với nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 của người chồng tăng lên tới 21%. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu lại không tìm thấy mối tương quan theo hướng ngược lại, nghĩa là nếu chồng bị béo phì thì vợ sẽ không bị ảnh hưởng gì tới nguy cơ mắc đái tháo đường.
Các nhà khoa học lý giải rằng, có thể chế độ ăn uống và sinh hoạt của người vợ đã ảnh hưởng đến người chồng. Bởi phụ nữ thường là người chuẩn bị bữa ăn cho gia đình và cho chồng của mình. Mặc dù vậy, điều nãy vẫn là một giả thuyết ở những cặp vợ chồng trung niên và có thể không chính xác đối với những người trẻ hơn.
TS. Adam Hulman – Tác giả của nghiên cứu cho biết: “Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy, ảnh hưởng đặc hiệu về giới tính của bệnh béo phì ảnh hưởng tới nguy cơ đái tháo đường”.
Từ kết quả nghiên cứu, các nhà nghiên cứu Đan Mạch khuyến cáo rằng, những người đàn ông có vợ bị béo phì nên được khám sàng lọc về bệnh đái tháo đường thường xuyên. Bên cạnh đó, việc nhận thức được nguy cơ cũng có thể thúc đẩy các cặp vợ chồng có một lối sống lành mạnh hơn.
Bình luận của bạn