Giấc ngủ quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết của người bệnh đái tháo đường
HbA1c cao nhưng đường huyết thấp có phải bệnh đái tháo đường?
3 yếu tố chính làm bạn dễ mắc đái tháo đường type 2
Bệnh thận đái tháo đường là gì?
Gene di truyền và bệnh đái tháo đường type 2
Điều này chứng minh tầm quan trọng của giấc ngủ ngon đối với sức khỏe, đối với việc kiểm soát đường huyết và phòng ngừa các bệnh liên quan đến chuyển hóa như béo phì, đái tháo đường. Đối với người bệnh đái tháo đường, ngủ đủ giấc giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Thiếu ngủ và chế độ ăn giàu chất béo đã từng được chứng minh là hai nguyên nhân làm giảm độ nhạy insulin, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của nó thì bây giờ mới được biết đến qua nghiên cứu của TS. Josiane Broussard và các cộng sự đến từ Trung tâm Y khoa Cedars-Sinai (Los Angeles, Mỹ)
Khi cơ thể trở nên ít nhạy cảm với insulin, hay nói cách khác là kháng insulin, tuyến tụy cần sản xuất nhiều insulin hơn để giữ cho đường máu luôn ở mức ổn định. Đến một lúc nào đó, tuyến tụy sẽ bị quá tải và suy giảm chức năng, dẫn đến bệnh đái tháo đường type 2. Căn bệnh này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, bao gồm cả bệnh tim, thận và các biến chứng thần kinh. Những người bị béo phì có nguy cơ cao bị kháng insulin và mắc bệnh đái tháo đường type 2.
Một đêm mất ngủ có hại như 6 tháng ăn giàu chất béo
Tác hại của một đêm không ngủ
Có lẽ nghiên cứu này là câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi: “Tại sao tôi ăn kiêng khem đủ thứ, uống thuốc và thực phẩm chức năng theo đúng hướng dẫn của bác sỹ mà vẫn bị biến chứng đái tháo đường?”. Đơn giản là vì bạn ăn đúng, uống đúng nhưng ngủ chưa đúng!
Một đêm không ngủ làm giảm 33% độ nhạy cảm insulin, trong khi đó, nếu bạn ăn chế độ giàu chất béo trong 6 tháng độ nhạy cảm của insulin chỉ giảm 21%. Hay nói cách khác, công sức của hơn 6 tháng kiêng khem chất béo có thể loại bỏ trong một đêm!
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thấy rằng, nếu đã bị giảm độ nhạy cảm insulin do chế độ ăn giàu chất béo thì một đêm mất ngủ không thể đẩy độ nhạy insulin xuống mức thấp hơn được nữa.
Ngoài làm giảm độ nhạy insulin thì thiếu ngủ có thể dẫn tới tình trạng ăn nhiều và tăng nguy cơ thể mắc các bệnh chuyển hóa.
TS. Caroline Apovian – phát ngôn viên của Hội Béo phì cho biết: “Nhiều người bệnh hiểu được tầm quan trọng của chế độ ăn uống khoa học nhưng lại không biết rằng ngủ đủ giấc mỗi đêm cũng giúp duy trì trạng thái cân bằng trong cơ thể”.
Tác giả nghiên cứu, TS. Josiane Broussard cho rằng cần tiến hành thêm các nghiên cứu để tìm hiểu kỹ hơn mối quan hệ giữa giấc ngủ với độ nhạy insulin và làm thế nào để cải thiện độ nhạy insulin sau khi hồi phục giấc ngủ.
Kim Chi H+
Bình luận của bạn