Vòng loại World Cup 2022: Thái Lan định dùng "số 9 ảo" để hạ Việt Nam

Chiến thuật để hạ đội tuyển Việt Nam của ông thầy người Nhật Akira Nishino

So sánh thực lực giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan trước "đại chiến"

Vòng loại 2 World Cup 2022: Hai thái độ trước trận mở màn của Thái Lan và Việt Nam

Việt Nam & Thái Lan: Tuyển Việt Nam mới chỉ hơn Thái Lan ở phong độ

Thái Lan "láu cá" càng khó đá

Số 9 ảo không phải là số 9 (thường là tiền đạo cắm), cũng không phải là số 10 (một tiền vệ kiến thiết) và càng không phải là số 8 (tiền vệ kiến thiết lùi sâu). Có thể nói, số 9 ảo có tất cả nhiệm vụ trên gồm ghi bàn, kiến thiết và cả lùi sâu nhận bóng. Để làm được tất cả nhiệm vụ trên, số 9 ảo cần sở hữu tư duy chiến thuật và kỹ thuật thượng thừa.

Đầu tiên, anh ta cần phải là một “fantasista” (người kiến thiết) với tầm nhìn cao, có khả năng nhìn thấy trước vị trí di chuyển của đồng đội. Sau đó, nhờ kỹ thuật "chọc khe" tinh tế của mình, anh ta đưa bóng đến chân đồng đội ở một vị trí thuận lợi để họ dứt điểm hoặc thoải mái kiến tạo cho đồng đội khác. Đó là về mặt kiến thiết lối chơi.

Ngoài nhiệm vụ kiến thiết, số 9 ảo còn cần phải biết ghi bàn. Người này cần nắm giữ bộ chỉ số sút xa, lực sút, dứt điểm và vô-lê cao, thậm chí là sở hữu skill ẩn Finesse Shot (dứt điểm tinh tế). Một số 9 ảo không biết đưa bóng vào lưới thì không phải là số 9 ảo thực thụ.

Bên cạnh đó, số 9 ảo phải toát ra sự “nguy hiểm” của mình nhằm thu hút hậu vệ đối phương, tạo khoảng trống cho đồng đội thoát xuống ghi bàn. Đôi khi, cầu thủ này phải lùi rất sâu đến tận giữa sân để nhận bóng, thậm chí là thu hồi bóng, kiến thiết bóng cho các đồng đội phía trên hoặc dùng kỹ thuật cá nhân đột phá vòng vây rồi thực hiện các cú sút xa bất ngờ về phía khung thành đối phương.

Danh sách tập trung của ĐT Thái Lan có 33 tuyển thủ nhưng chỉ có 2 tiền đạo, 16 tiền vệ, 10 hậu vệ và 5 thủ môn. Điều đó cho thấy ĐT Thái Lan sẽ chơi với tiền vệ là số đông và thông tin họ sẽ chơi với chiến thuật số 9 ảo là đáng tin cậy. Vậy ông Akira Nishino có thành công với ĐT Thái Lan?

Chắc chắn là ông thầy người Nhật khó có thể thành công ngay trong trận mở màn vòng loại thứ hai World Cup 2022 khi gặp ĐT Việt Nam ngày 5/9 tới đây. Ba cầu thủ trụ cột của họ đang thi đấu ở Nhật chỉ có thể tập trung cùng đội tuyển vào ngày 2/9, tức là chỉ có 2 ngày để lắp ghép đội hình và vận hành lối chơi mới.

Trong khi đó, lối chơi của ĐT Việt Nam đã và đang hoàn thiện, phát triển và bao gồm cả chiến thuật số 9 ảo. Chẳng phải chúng ta thường thấy Công Phượng, Quang Hải thường lùi về sân nhà, thậm chí còn đổi cánh để thoát khỏi sự đeo bám của hậu vệ, tiền vệ đối phương. Các tiền đạo, tiền vệ cánh của ta thường dốc sâu xuống sát biên ngang và lật ngược bóng trở lại cho trung phong hoặc tuyến hai băng lên ghi bàn. Với cách như vậy, các hậu vệ cao to của đối phương bị trở thành vô dụng.

Do đó hãy tin rằng, đội nào nhuyễn hơn, tinh thần và kỷ luật tốt hơn sẽ thắng! Và ở thời điểm hiện tại, ĐT Việt Nam đang tốt hơn ĐT Thái Lan, phải không?

Vậy mới có thơ rằng:

Nóng lòng chỉnh nhạc đứt dây đàn

Gào rú giọng ca vọt nốt thăng

Điên tiết, làm căng càng chập mạch

An nhiên, tự tại mới cân bằng

Ông thầy Đại Việt không la lối

Lão giáo Thái Lan chỉ chém càn

Vào trận thắng thua chơi xấp ngửa

Thử xem ai sẽ nhất ao làng


Chí Thiện H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bạn đọc viết