Waxing vùng bikini khi mang thai có an toàn?

Mẹ bầu nên cân nhắc các phương pháp tẩy lông để an toàn cho cả mẹ và bé

Lời khuyên cho bạn gái trong ngày “đèn đỏ”

Nam giới cũng cần giữ vệ sinh “vùng kín” đúng cách

5 triệu chứng chị em cần đi khám phụ khoa ngay

Phụ nữ nên dùng giấm táo thường xuyên vì 5 lý do này

Nghiên cứu cho thấy lông có thể phát triển nhanh hơn ở phụ nữ mang thai? Điều này là do sự mất cân bằng nồng độ các hormone, đặc biệt là hormone estrogen trong cơ thể. Do đó, thời kỳ này, không chỉ vùng bikini, các mẹ bầu có thể thấy lông mọc ở mép, cằm, nhũ hoa và bụng. Tuy có nhiều cách để hạn chế sự phát triển của lông ở vùng bikini, nhưng đối với phụ nữ mang thai, việc này cần cân nhắc để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Theo các chuyên gia y tế, cần phải giữ cho vùng kín luôn sạch sẽ trong thời kỳ mang thai để tránh viêm nhiễm, ảnh hưởng đến thai nhi. Nhưng để an toàn, bà bầu cần hỏi bác sĩ trước khi quyết định waxing vùng kín. Nếu bạn tự ý waxing khu vực này khi mang thai, hãy chú ý nếu có những dấu hiệu viêm nhiễm như ngứa, sưng tấy và cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Dưới đây là những ưu và nhược điểm của việc waxing khi mang thai.

4 lợi ích của waxing vùng bikini khi mang thai

Waxing đúng cách giúp vùng kín của bà bầu an toàn, sạch sẽ hơn

Waxing đúng cách giúp vùng kín của bà bầu an toàn, sạch sẽ hơn

- Waxing vùng kín khi mang thai giúp giữ cho khu vực này của chị em luôn sạch sẽ và giảm nguy cơ viêm nhiễm.

- Giảm ngứa ngáy: Waxing giúp kiểm soát, ngăn chặn sự mọc nhanh của lông trong thời kỳ mang thai - nguyên nhân gây ngứa vùng kín.

- Giảm nguy cơ phát ban, mọc mụn vùng kín.

- Thời gian lông mọc lại lâu hơn so với các phương pháp thông thường như dùng dao cạo hay kem tẩy lông.

Ảnh hưởng waxing vùng bikini khi mang thai

Cẩn thận khi waxing vùng kín tránh dị ứng

Cẩn thận khi waxing vùng kín tránh dị ứng

- Đau hơn: Khi mang thai, vùng âm đạo càng trở nên nhạy cảm hơn. Do đó, việc waxing có thể gây đau đớn hơn so với dùng dao cạo hay dùng kem tẩy lông. Ngoài ra, có thể bị chảy máu do giật mạnh,dẫn đến viêm nang lông cấp tính, nhọt và áp xe.

- Một số phụ nữ có thể thấy phát ban hoặc ngứa sau khi thực hiện waxing.

- Sử dụng sáp, đặc biệt là sáp nóng để waxing có thể làm bỏng da vùng kín nếu không được thực hiện cẩn thận.

- Có thể nhạy cảm với âm đạo, thậm chí có thể làm rối loạn cân bằng độ pH âm đạo.

Theo các chuyên gia, nhìn chung, việc waxing vùng kín khi mang thai thường được coi là an toàn, nhưng bạn không nên thực hiện trong 1-2 tháng cuối thai kỳ và đặc biệt, phải luôn lưu ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng các sản phẩm tẩy lông khi mang thai.

Mẹo giữ vệ sinh vùng kín khi mang thai

- Chọn dung dịch vệ sinh phù hợp, lành tính, có thành phần thảo dược thiên nhiên, độ pH hợp lý để làm sạch, dưỡng ẩm, không gây kích ứng.

- Mặc đồ lót bằng vải cotton, quần áo bầu rộng thoáng khí để dễ thấm mồ hôi. Tránh mặc quần bó có thể gây bít tắc, khó chịu cho vùng kín.

- Trong tam cá nguyệt cuối cùng của thai kỳ (từ tuần 29-40), mẹ bầu nên cắt tỉa lông vùng bikini thay vì waxing để giảm cảm giác đau đớn và nguy cơ bị chảy máu hay dị ứng.

 
Nguyễn Thanh (Theo Healthshots)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa