WHO đã đạt được thỏa thuận giải quyết đại dịch trong tương lai
Sử dụng nước súc miệng làm tăng huyết áp?
Thủ đoạn tinh vi và hậu quả nghiêm trọng trong vụ sữa giả thu lời 500 tỷ
Bị tiểu không tự chủ nên vận động, tập thể dục ra sao?
Bộ Y tế cảnh báo sốt xuất huyết bắt đầu vào mùa
Ngày 20/5, Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) - cơ quan ra quyết định cao nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức thông qua một thỏa thuận quan trọng, nhằm nâng cao năng lực ứng phó với các đại dịch trong tương lai.
Thông báo được đưa ra trong ngày làm việc thứ hai, kỳ họp thường niên lần thứ 78 của Đại hội đồng Y tế Thế giới tại Geneva (Thụy Sĩ). Ông Ted Herbosa, Bộ trưởng Y tế Philippines, người chủ trì phiên họp, xác nhận: “Nghị quyết đã được thông qua”.
Đây là kết quả của hơn 3 năm đàm phán giữa các quốc gia thành viên, sau những tổn thất nặng nề do đại dịch COVID-19.
Nội dung thỏa thuận bao gồm các biện pháp cụ thể như: thiết lập hệ thống chia sẻ thông tin và nguyên nhân gây bệnh; thực hiện các biện pháp cụ thể để phòng ngừa đại dịch, bao gồm cả cách tiếp cận “Một sức khỏe” (One Health); phát triển năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D) tại nhiều khu vực địa lý khác nhau; thúc đẩy chuyển giao công nghệ cùng với kiến thức, kỹ năng và chuyên môn liên quan để sản xuất các sản phẩm y tế; huy động lực lượng y tế khẩn cấp ở cả cấp quốc gia và toàn cầu với đội ngũ chuyên môn đa ngành, được đào tạo bài bản; thiết lập cơ chế tài chính phối hợp; thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường khả năng chuẩn bị, ứng phó và phục hồi của hệ thống y tế với các đại dịch trong tương lai; đồng thời xây dựng một mạng lưới chuỗi cung ứng và hậu cần toàn cầu.
Thỏa thuận cũng nhấn mạnh nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia, trong việc xử lý các vấn đề y tế cộng đồng trong phạm vi lãnh thổ của họ.
Thỏa thuận được nhiều nhà ngoại giao và chuyên gia đánh giá là một chiến thắng của hợp tác toàn cầu, trong bối cảnh các tổ chức đa phương như WHO đang chịu ảnh hưởng tiêu cực do Mỹ cắt giảm tài trợ.
Với Mỹ, nước này sẽ không bị ràng buộc bởi thỏa thuận vì đã rút khỏi tiến trình thương lượng sau khi Tổng thống Donald Trump bắt đầu quá trình rút Mỹ khỏi WHO trong 12 tháng.
Tại kỳ họp năm nay, các đại biểu sẽ thảo luận khoảng 75 nội dung nghị sự, trong đó có các vấn đề đáng chú ý như: tăng cường nguồn nhân lực y tế, ứng phó với tình trạng kháng thuốc, bại liệt, xử lý các tình huống khẩn cấp về y tế, ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo tài chính bền vững…
Dự kiến, ngân sách của WHO cho giai đoạn 2026 – 2027 có thể sẽ giảm từ 5,3 tỷ USD xuống còn 4,267 tỷ USD. Trong bối cảnh đó, tổ chức sẽ phải điều chỉnh lại các hoạt động theo thứ tự ưu tiên, đồng thời củng cố các chức năng cốt lõi và nâng cao hiệu quả vận hành.
Kỳ họp dự kiến kết thúc vào ngày 27/5.
Bình luận của bạn