Nghiên cứu phát hiện nước súc miệng có thể là nguyên nhân làm tăng huyết áp.
Cần lưu ý gì khi lựa chọn nước súc miệng bảo vệ răng lợi?
Tự làm nước súc miệng giảm mảng bám, cải thiện hơi thở có mùi hôi
Có nên cho trẻ dùng nước súc miệng thảo dược?
Viêm tủy răng do đâu?
Cụ thể, nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Huyết áp (Blood Pressure) năm 2020 đã cho thấy, người sử dụng nước súc miệng từ 2 lần mỗi ngày trở lên có nguy cơ mắc cao huyết áp cao hơn đáng kể, ngay cả sau khi đã loại trừ các yếu tố nguy cơ khác như thừa cân và các vấn đề tim mạch. Một nghiên cứu quy mô nhỏ hơn vào năm 2015 cũng chỉ ra rằng việc sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn trong thời gian ngắn, chỉ 3 ngày, có thể làm tăng đáng kể chỉ số huyết áp tâm thu ở người trên 65 tuổi có tiền sử tăng huyết áp, trong khi không ảnh hưởng đến huyết áp tâm trương.
Giải thích cho mối liên hệ này, bác sĩ tim mạch John Higgins thuộc bệnh viện UTHealth Houston (Mỹ) cho rằng hệ vi sinh vật khỏe mạnh trong khoang miệng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tim mạch. Nước súc miệng, đặc biệt là các loại kháng khuẩn, có thể gây mất cân bằng hệ vi sinh vật này, dẫn đến những tác động tiêu cực, bao gồm cả tăng huyết áp.
BS. Higgins cũng lưu ý rằng nước súc miệng có thể tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi, vốn sản xuất ocid nitric giúp mạch máu thư giãn và hạ huyết áp. Việc ức chế sản xuất oxide nitric do sử dụng nước súc miệng có thể là một cơ chế tiềm ẩn gây tăng huyết áp.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải tất cả các nghiên cứu đều cho thấy mối liên hệ này. Một nghiên cứu năm 2019 trên tạp chí y sinh học Free Radical Biology and Medicine lại không ghi nhận sự gia tăng huyết áp ở người ăn chay hoặc không ăn chay sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn. Tương tự, một nghiên cứu khác năm 2016 cũng không tìm thấy tác động nào khi dùng nước súc miệng 3 lần mỗi ngày trong 3 ngày lên huyết áp của phụ nữ trẻ, khỏe mạnh.
Những ai là người có nguy cơ cao?
Theo các chuyên gia, một bộ phận dân số có nguy cơ cao mắc bệnh tăng huyết áp liên quan đến việc sử dụng nước súc miệng. Nhóm nguy cơ này bao gồm các cá nhân có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch, hoặc những người hiện đang bị tăng huyết áp hoặc đái tháo đường. Tuổi tác cũng được xác định là một yếu tố nguy cơ, điều này được BS. Higgins nhấn mạnh do phần lớn các nghiên cứu ghi nhận mối tương quan giữa việc sử dụng nước súc miệng và huyết áp cao đều tập trung vào đối tượng người lớn tuổi.

Một chế độ ăn uống lành mạnh cũng có thể giúp ngăn ngừa nhiều tác nhân ảnh hưởng đến sức khoẻ
Bên cạnh tiền sử gia đình, tiền sử đái tháo đường và tuổi tác, các yếu tố nguy cơ khác đã được xác định có liên quan đến sự phát triển của tăng huyết áp bao gồm giới tính sinh học (nam giới có xu hướng mắc tăng huyết áp cao hơn cho đến 64 tuổi, trong khi tỷ lệ này ở nữ giới lại cao hơn sau 65 tuổi), chủng tộc (một số nhóm chủng tộc và dân tộc nhất định như người da đen, người gốc Tây Ban Nha và người châu Á, có tỷ lệ mắc tăng huyết áp cao hơn), bệnh thận mạn tính, thiếu vận động thể chất, chế độ ăn uống không lành mạnh (đặc biệt là chế độ ăn nhiều natri), tình trạng thừa cân hoặc béo phì, lạm dụng rượu, ngưng thở khi ngủ, nồng độ cholesterol cao, và sử dụng thuốc lá.
Bạn có nên ngừng sử dụng nước súc miệng?
Theo BS. Higgins, không cần thiết phải ngừng sử dụng nước súc miệng ngay lập tức. Ông cho rằng cần tiến hành thêm các nghiên cứu để xác định một cách chắc chắn mối liên hệ giữa việc sử dụng nước súc miệng và nguy cơ tăng huyết áp.
Trong khi chờ đợi kết quả nghiên cứu đầy đủ, những người có tiền sử hoặc yếu tố nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp nên thận trọng. Các chuyên gia khuyến cáo nên hạn chế sử dụng các loại nước súc miệng sát khuẩn, đặc biệt là các sản phẩm có chứa các thành phần hoạt tính như chlorhexidine gluconate, cồn (ethanol), và hydro peroxide, do chúng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng.
Huyết áp có bình thường trở lại nếu ngừng sử dụng nước súc miệng không?
Nếu nhận thấy huyết áp tăng đột ngột trùng hợp với việc sử dụng nước súc miệng thì có khả năng cao huyết áp sẽ tự điều chỉnh về mức nền sau khi ngừng sử dụng sản phẩm này. Theo ghi nhận của BS. Higgins, tình trạng tăng huyết áp do nước súc miệng thường mang tính chất tạm thời, có thể kéo dài trong khoảng vài ngày đến một tuần sau khi dùng. Nhưng cũng cần lưu ý rằng chỉ số huyết áp cao có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Để xác định chính xác nguyên nhân cơ bản, việc thăm khám bác sĩ là cần thiết.
Trong trường hợp bạn vẫn muốn ngừng sử dụng nước súc miệng và quan tâm đến việc duy trì cân bằng hệ vi sinh vật đường miệng, nên bổ sung lợi khuẩn probiotic thông qua các thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước khi sử dụng bất kỳ loại thực phẩm bổ sung mới nào.
Bình luận của bạn