WHO ước tính tỷ lệ tử vong liên quan tới COVID-19 vượt thống kê

Đại dịch COVID-19 đã gây ra thiệt hại lớn về người, ảnh hưởng nhiều tới nền kinh tế thế giới

Điều gì chờ chúng ta sau đại dịch COVID-19?

Căng thẳng do đại dịch khiến não bộ của thanh thiếu niên bị lão hóa sớm

Pfizer, Moderna nghiên cứu tác dụng phụ hiếm gặp liên quan đến vaccine COVID-19

Vaccine COVID-19: “Chúng tôi đã lái máy bay trong khi vẫn đang chế tạo nó"

Để có cái nhìn toàn diện, nhất quán hơn về tác động của đại dịch, các chuyên gia từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tiến hành ước tính số ca tử vong liên quan tới COVID-19 vượt thống kê theo từng tháng, trong 2 năm 2020 và 2021.

Theo đó, các chuyên gia ước tính có thể có tới 14,83 triệu ca tử vong trên toàn cầu, nhiều gấp 2,74 lần so với con số được báo cáo - 5,42 triệu ca tử vong liên quan tới COVID-19 trong giai đoạn này. Đây là khác biệt rất lớn giữa con số được báo cáo và số liệu ước tính thực tế.

Việc đại dịch COVID-19 nổ ra thực sự là một điều mà cả thế giới không thể tưởng tượng được, không hề có sự chuẩn bị trước. Điều này gây ra nhiều thiệt hại lớn về người. Cụ thể, tính tới ngày 31/12/2021, WHO cho biết nhận được báo cáo có hơn 287 triệu trường hợp được xác nhận mắc COVID-19 trên toàn thế giới, trong đó có 5,4 triệu trường hợp tử vong.

Từ khi ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 ban đầu ở Vũ Hán (Trung Quốc) vào tháng 12/2019 cho đến khi WHO tuyên bố đây là đại dịch vào tháng 3/2020, việc theo dõi COVID-19 cũng như các tác động chính xác của đại dịch gặp phải rất nhiều thách thức.

 

Một thách thức lớn ban đầu là việc phát triển các công cụ chẩn đoán, nhằm xác định chính xác sự hiện diện của virus. Một số quốc gia đã dựa vào các nền tảng có sẵn để làm được điều này và họ cũng đã nhanh chóng điều chỉnh, mở rộng quy mô các công nghệ có sẵn để xét nghiệm COVID-19. Tuy nhiên, nhiều quốc gia khác lại chưa thể tự làm được điều này.

Ngoài ra, một thách thức nữa có thể kể tới sự khác biệt trong việc áp dụng các tiêu chuẩn vào việc công nhận COVID-19 là nguyên nhân gây tử vong ở các quốc gia khác nhau. Điều này khiến cho việc đánh giá mức độ lây lan và tác động của đại dịch ở cả cấp quốc gia và trên toàn thế giới còn nhiều thiếu sót.

Do đó, ước tính tỷ lệ tử vong liên quan tới COVID-19 vượt thống kê có thể được coi là thước đo tốt hơn về tác động tổng thể của đại dịch.

Các chuyên gia cho biết ở nhiều quốc gia, các trường hợp tử vong do COVID-19 đã được báo cáo chính xác. Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia khác, tỷ lệ tử vong ước tính cao hơn nhiều (thậm chí gấp nhiều lần) so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 được báo cáo.

Các quốc gia với số liệu không khớp có thể có những khác biệt một cách có hệ thống với các quốc gia khác mà WHO có dữ liệu cụ thể. Những khác biệt này có thể tính tới sự phân bố theo độ tuổi của dân số, gánh nặng bệnh tật tiềm ẩn của từng quốc gia, khả năng của hệ thống y tế quốc gia, quan trọng nhất là thời điểm và cách thức đại dịch bùng lên trong biên giới quốc gia đó.

Để giải thích cho con số ước tính cao đáng kinh ngạc, các nhà khoa học đã đặt ước tính này trong bối cảnh năm 2019, với nguyên nhân gây tử vong hàng đầu là do bệnh tim thiếu máu cục bộ (gây ra khoảng 8,9 triệu ca tử vong trên thế giới). Dù nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong năm 2020 và 2021 không được làm rõ, xong các chuyên gia cho rằng COVID-19 là một trong những nguyên nhân hàng đầu.

Vi Bùi (Lược dịch theo Nature)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội