MRI (chụp cộng hưởng từ) cho thấy sự khác biệt giữa bộ não của thanh thiếu niên trước và sau đại dịch
Ngủ không đủ giấc: "Thủ phạm" gây lão hóa và suy giảm miễn dịch
Chuyên gia chỉ ra 4 thói quen ăn sáng khiến não bộ lão hóa nhanh hơn
"Điểm danh" 6 loại trái cây giúp chống viêm tốt bạn nên ăn
12 lầm tưởng về lão hóa não
Trong nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Biological Psychiatry: Global Open Science (Mỹ), so sánh các bản quét não của thanh thiếu niên từ trước đại dịch COVID-19 và vào cuối năm đầu tiên, phát hiện ra rằng não của họ già đi 3 tuổi trong khoảng 10 tháng.
Theo Washington Post, một nghiên cứu được bắt đầu cách đây 8 năm với 128 trẻ em từ độ tuổi 9-13 tuổi tham gia. Mục tiêu là xem xét tỷ lệ trầm cảm ở thanh thiếu niên và liệu có sự khác biệt về giới tính hay không. Tuy nhiên, do dịch COVID-19 nên đã ngừng nghiên cứu sau lần quét não thứ 3. Trước đó, mỗi lần quét não được thực hiện cách 2 năm để đo lường những thay đổi ở người tham gia nghiên cứu.
Các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu quyết định chuyển mục tiêu sang quan sát xem đại dịch COVID-19 có ảnh hưởng như thế nào đến cấu trúc vật lý của bộ não thanh thiếu niên cũng như sức khỏe tâm thần.
Họ đã ghép những người tham gia cùng độ tuổi, giới tính và sắp xếp họ thành các nhóm nhỏ - tuổi dậy thì, tình trạng kinh tế xã hội và các loại căng thẳng thời thơ ấu - để đánh giá chính xác những thay đổi trong não bộ.
Giáo sư tâm lý học Ian Gotlib, đang làm việc tại Đại học Stanford (Mỹ) và là người tham gia nghiên cứu, giải thích: "Điều này cho phép chúng tôi so sánh những đứa trẻ 16 tuổi trước đại dịch với những đứa trẻ 16 tuổi khác được đánh giá sau đại dịch".
Thông qua so sánh này, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng thanh thiếu niên trải qua đại dịch có mức độ lo lắng và trầm cảm cao hơn. Nghiên cứu cũng cho thấy sự phát triển quá mức ở vùng hải mã (hippocampus - thành phần quan trọng có trong não người và các động vật có xương sống khác) và hạch hạnh nhân (amygdala - một trong 2 nhóm nhân hình quả hạnh nằm sâu trong thùy thái dương, trung gian với vùng dưới đồi và tiếp giáp với đồi thị và sừng dưới của não thất bên) của những người tham gia, đây là 2 vùng liên quan đến điều chỉnh trí nhớ và xử lý các cảm xúc như sợ hãi, căng thẳng.
GS. Ian GotlibGo cho biết nghiên cứu này như một lời nhắc nhở rằng khi lệnh phong tỏa kết thúc không có nghĩa là mọi người đã bình phục.
“Đối với tôi, điều rút ra từ nghiên cứu này là có những vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe tâm thần và trẻ em xung quanh đại dịch. Và không chỉ vì việc dừng phong tỏa mà có thể ổn định và bình phục ngay trở lại", vị giáo sư này nói.
Bình luận của bạn