Xạ trị ung thư làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim?

Xạ trị ung thư vú có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim hay không?

Suy tim độ 1 có nên thức khuya đón Giao thừa?

Tăng huyết áp có biểu hiện khó thở, ho, mệt khi đi lại có phải suy tim?

Suy tim độ 3, hẹp mạch vành 70% có đặt stent được không?

Điều trị suy tim độ 2 nên dùng thực phẩm hỗ trợ nào?

TS.BS Anthony Komaroff – Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ), biên tập viên Bản tin Y tế của Đại học Harvard:

Chào bạn,

Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư bằng cách sử dụng bức xạ năng lượng cao, thường là tia X-quang để tiêu diệt tế bào ung thư. Loại và liều lượng bức xạ cho mỗi bệnh nhân được bác sỹ tính toán cẩn thận nhằm mục đích tiêu diệt tế bào ung thư nhiều nhất và gây tổn hại ít nhất đến các tế bào bình thường. Quá trình này sẽ làm ngăn chặn sự phân chia của các tế bào ung thư và phá hủy chúng.

Tuy nhiên, mặc dù được tính toán kỹ lưỡng nhưng phương pháp xạ trị không tránh khỏi làm hỏng các tế bào khỏe mạnh. Chẳng hạn, xạ trị vùng ngực để điều trị ung thư vú có thể gây tổn hại cho cơ tim, động mạch và các van. 

Một đồng nghiệp của tôi, TS.BS. Deepak Bhatt - Giám đốc Chương trình Can thiệp tim mạch tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Brigham and Women (Mỹ) cho biết, những phụ nữ đã xạ trị ung thư vú có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc mắc bệnh tim tăng lên khoảng 3%. Vị trí và liều xạ trị cũng ảnh hưởng lớn đến nguy cơ này, chẳng hạn xạ trị ngực trái (vùng gần tim) thì nguy cơ sẽ cao hơn. Các vấn đề về tim mạch có thể xuất hiện sớm nhất là 5 năm sau khi điều trị xạ trị. Vì vậy, những phụ nữ bị ung thư vú từ khi còn trẻ có thể bị mắc bệnh tim từ sớm nếu không phòng ngừa và kiểm tra sức khỏe thường xuyên.

Kiểm tra tim mạch cơ bản trước khi bắt đầu điều trị xạ trị có thể giúp theo dõi sự thay đổi của tim mạch và giải quyết các vấn đề sức khỏe phát sinh một cách nhanh chóng. 

Không có cách nào để tránh hoàn toàn tác dụng phụ lâu dài của bức xạ nhưng bạn có thể tăng cường sức khỏe tim mạch bằng cách:

- Bỏ thuốc lá;

- Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày;

- Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh: Chọn chất béo không bão hòa và chất béo bão hòa đơn thay vì chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa đa. Ăn nhiều chất xơ và giảm lượng muối;

- Duy trì cân nặng ổn định, chỉ số khối cơ thể ở giữa 18,5 và 24,9.

- Kiểm soát huyết áp bằng cách uống thuốc nếu cần thiết;

- Kiểm soát soát cholesterol bằng thuốc statin nếu cần thiết;

- Kiểm soát lượng đường huyết bằng cách tập thể dục, thay đổi chế độ ăn và dùng thuốc nếu cần thiết.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

TS.BS Anthony Komaroff là một Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ), biên tập viên Bản tin Y tế của Đại học Harvard.

TS.BS. Komaroff là bác sỹ cao cấp tại Bệnh viện Brigham & Women’s (Boston, Anh). Ông đồng thời là nhà biên tập của cuốn sách được bán chạy nhất có tựa “Harvard Medical School Family Health Guide” (Tạm dịch: Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe gia đình của Đại học Y Harvard).

Hiện tại, TS.BS. Komaroff tham gia tư vấn về bệnh, dược phẩm và thực phẩm chức năng trên các website của Đại học Harvard dưới tên “Doctor K".

Ngoài những cách tăng cường sức khỏe tim mạch bằng thay đổi lối sống, những người đang dùng phương pháp xạ trị vùng ngực, người có tiền sử gia đình bị bệnh tim mạch, người béo phì hoặc có nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoàn toàn có thể bảo vệ và tang cường sức khỏe trái tim bằng việc sử dụng các hoạt chất thiên nhiên như Tashinon trong Đan sâm giúp giãn mạch, hoạt huyết để tăng tốc độ vi tuần hoàn, cùng với Berberin trong Vàng đằng giúp giảm cholesterol máu, ngăn ngừa viêm nội mạc mạch máu – nguyên nhân gây ra mảng xơ vữa. 

---------------------------
Thông tin cho bạn: Giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch từ thiên nhiên


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch