Sâm Ngọc Linh xứng đáng là “quốc bảo” Việt Nam
Dòng chảy Sức khỏe+: Cảnh báo di chứng phổi nguy hiểm sau khi mắc COVID-19
Mèo con đi học… và ngủ trên ngực tôi
10 ca khúc quốc tế được nghe nhiều nhất mỗi dịp năm mới
Gừng Kỳ Sơn "cay" hơn - Câu chuyện trồng thảo dược ở một huyện nghèo
Hội thảo đã quy tụ hơn 100 đại biểu đến tứ các trường đại học, viện nghiên cứu, cơ quan quản lý (Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Liên hiệp các hội khoa học - kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) và các doanh nghiệp trồng, khai thác, chế biến sâm Ngọc Linh. Tham gia điều hành Hội thảo có: GS.TSKH Đặng Vũ Minh, Nguyên Viện trưởng Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh, Thạc sĩ Võ Kim Cự, Viện trưởng Viện bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh…
Phát biểu khai mạc hội thảo, Viện trưởng Viện bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh Việt Nam Võ Kim Cự cho biết: “Thời gian qua, một số cá nhân, doanh nghiệp, HTX tổ chức trồng sâm Ngọc Linh, nuôi cấy mô và gieo hạt sâm theo truyền thống, đồng thời đã chế biến được một số sản phẩm tiêu dùng đưa ra thị trường, bước đầu đã được người tiêu dùng chấp nhận. Tuy nhiên, việc tổ chức trồng trọt và sản xuất còn tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết, đoàn kết, hợp tác giữa các khâu trồng, chăm sóc, chế biến; kỹ thuật trồng trọt, bảo vệ thực vật chưa phát triển tốt. Công nghệ chế biến sâu còn lạc hậu, sản phẩm chế biến chưa phong phú, chưa nâng cao được giá trị gia tăng của cây sâm Ngọc Linh”.
GS.TSKH Đặng Vũ Minh, Nguyên Viện trưởng Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến tham luận tại hội thảo
Viện trưởng Võ Kim Cự nhấn mạnh: “Để sâm Ngọc Linh Việt Nam sớm trở thành “quốc bảo", cần phải hợp tác giữa các vùng, địa phương và cả nước, liên kết chuỗi giá trị trên tất cả các khâu nghiên cứu khoa học, sản xuất giống, chế biến sâu các sản phẩm và cùng nhau tiêu thụ sản phẩm, chú trọng các dòng sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Tập trung nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, hiện đại. Gắn kết thường xuyên, chặt chẽ giữa khoa học với sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế”.
Hội thảo đã nghe hơn một nửa các bản báo cáo khoa học trong số 20 báo cáo đã in trong Kỷ yếu Hội thảo, đề cập đến các vấn đề: trồng trọt (chọn giống, biện pháp kỹ thuật sản xuất cây giống, ứng dụng công nghệ quang xúc tác xử lý bệnh nấm, tự động hóa giám sát an ninh và môi trường nuôi trồng sâm Ngọc Linh), chế biến bằng công nghệ cao các sản phẩm của sâm Ngọc Linh (quy trình chiết xuất, bào chế…), xây dựng chuỗi giá trị và chiến lược truyền thông quảng bá thương hiệu sâm Ngọc Linh ra thế giới, phát huy vai trò của các hợp tác xã nông nghiệp trong việc hình thành nền công nghiệp sâm Ngọc Linh…
PGS.TS Lê Văn Truyền, chuyên gia cao cấp dược học, đã phát biểu tại Hội thảo. Sau khi điểm qua lịch sử phát hiện và nghiên cứu cây sâm Ngọc Linh ở Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua (1972 – 2022) từ một cây “thuốc giấu”, một loại “cây ngải” của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, PGS TS Lê Văn Truyền đã có một số gợi ý sau đây: 1) Cần nghiên cứu bảo tồn nguồn gene của dược liệu quý Sâm Ngọc Linh, chống thoái hóa giống cây trồng 2) Hết sức thận trọng trong quá trình di thực sâm Ngọc Linh đến các vùng đất khác mà không nghiên cứu kỹ điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng 3) Cần ứng dụng công nghệ sinh học và kỹ thuật cao trong trồng trọt, thu hái, chế biến sâm Ngọc Linh thành các dược phẩm và sản phảm bảo vệ sức khỏe được tiêu chuẩn hóa, có chất lượng và giá trị cao 4) Trong quá trình khai thác sâm Ngọc Linh, cần tôn trọng kiến thức và kinh nghiệm bản địa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên về cây sâm Ngọc Linh, việc khai thác kiến thức bản địa của người dân phải trở lại phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và dân sinh ở các vùng đất “quê hương” của cây sâm Ngọc Linh.
Tại Hội thảo, Viện Bảo tồn và Phát triển sâm Ngọc Linh cũng đề xuất chương trình vận động thành lập Hiệp hội Sản xuất Sâm Việt Nam “nhằm tập hợp những tổ chức, cá nhân có đủ tâm, tầm, tài đã, đang và sẽ đầu tư phát triển các loài sâm của Việt Nam tạo tiếng nói chung, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đưa ngành Sâm Việt Nam thành ngành công nghiệp tỷ đô la theo chủ trương của Chính phủ”.
Kết luận hội thảo, GS.TSKH Đặng Vũ Minh – Chủ tịch danh dự Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Bảo tồn và Phát triển sâm Ngọc Linh Việt Nam ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến tham luận rất khoa học, thực tiễn của các nhà khoa học, nhà quản lý, các doanh nghiệp, các hợp tác xã trồng, chế biến, kinh doanh các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh.
Để phát triển sâm Ngọc Linh xứng tầm “quốc bảo” Việt Nam, GS TSKH Đặng Vũ Minh đề nghị, thời gian tới các doanh nhiệp, nhà khoa học cần đẩy mạnh đầu tư, nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến; xây dựng nguồn gene, tiêu chí về sâm Ngọc Linh; kiểm tra, giám sát chặt chẽ về chất lượng sản phẩm để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như người sản xuất; chú ý đến hiệu quả xã hội, đặc biệt là đồng bào bản địa trong việc sản xuất, gieo trồng sâm Ngọc Linh.
Bình luận của bạn