- Chuyên đề:
- Ổn định đường huyết
Xét nghiệm A1C sẽ phản ánh lượng đường trong máu trung bình trong vòng 2 - 3 tháng trước đó
Thói quen hút thuốc khiến bệnh đái tháo đường thêm nặng
Bạn biết gì về đái tháo đường type 2?
Đái tháo đường và các dấu hiệu nhận biết sớm
Khi nào bệnh nhân đái tháo đường được chẩn đoán là type 1?
Theo Derek LeRoith - Giáo sư Khoa Nội tiết, thuộc Bệnh viện Mount Sinai (New York, Mỹ) xét nghiệm A1C sẽ làm giảm nguy cơ sai sót ở bệnh nhân tự giám sát lượng đường huyết hàng ngày bằng thiết bị đo điện tử cầm tay.
Bình thường, mức A1C của một người trưởng thành nằm giữa khoảng 4,5 – 6%. Những người bị đái tháo đường type 2 được coi là quản lý bệnh hiệu quả nếu kiểm tra mức A1C bằng hoặc dưới 7%. Đái tháo đường sẽ được coi là kiểm soát không hiệu quả nếu người bệnh có chỉ số trên 8%.
Như bạn biết, chỉ số A1C phản ảnh mức kiểm soát lượng đường huyết trung bình trong một vài tháng. Đó là một quá trình dài hạn, vì vậy để đạt được mục tiêu, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau đây:
Tuân thủ yêu cầu mới của bác sỹ. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số A1C đang ở mức cao, đó là một dấu hiệu cho thấy các phương pháp và lối sống được thực hiện trước đó chưa thực sự hiệu quả. Để đạt được mục tiêu A1C an toàn, bệnh nhân đái tháo đường type 2 sẽ được bác sỹ điều chỉnh lại các biện pháp như giảm cân, tăng cường tập thể dục, thay đổi liều lượng thuốc hoặc sử dụng một loại thuốc khác.
Ăn các loại thực phẩm lành mạnh mỗi ngày. Tuy không phải áp dụng chế độ ăn kiêng quá nghiêm ngặt nhưng bệnh nhân cần tủy chỉnh một kế hoạch ăn uống lành mạnh. Trên thực tế, bệnh nhân cần bổ sung nhiều loại rau, thịt nạc, cá, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và các sản phẩm không có chất béo từ sữa. Cũng đừng quá lo lắng về vấn đề dinh dưỡng vì bác sỹ hay chuyên gia dinh dưỡng sẽ tư vấn cách thiết lập một chế độ ăn uống thực tế phù hợp với bạn.
Đọc nhãn sàn phẩm. Ngoài nhìn calorie trên nhãn, những người có bệnh đái tháo đường type 2 cũng cần phải đọc thông tin dinh dưỡng như tổng carbohydrate, chất xơ, chất béo, natri…
Bệnh nhân đái tháo đường cần tạo thói quen đọc thành phần trong nhãn sản phẩm
Tập thể dục. Bệnh nhân đái tháo đường type 2 nên dành ra 30 phút tập thể dục cường độ vừa phải ít nhất 5 ngày một tuần. Điều này giúp những người bị bệnh đái tháo đường type 2 kiểm soát được mức đường trong máu và trọng lượng bản thân tốt hơn. Theo GS. LeRoith, đi bộ là bước khởi đầu tốt, hoạt động này thường gây ít tổn hại cho lưng, chân và các bộ phận khác so với các bài tập có cường độ cao.
Thường xuyên kiểm tra mức độ đường trong máu của bạn ở nhà. Mặc dù xét nghiệm A1C được chỉ định vài tháng một lần nhưng tự kiểm tra và theo dõi lượng đường huyết tại nhà là thói quen không thể thiếu của bệnh nhân đái tháo đường. LeRoith cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm tra lại đường huyết sau bữa ăn. Nó sẽ giúp bạn có thể giảm lượng đường trong bữa ăn một cách tối ưu nhất.
Quản lý stress. Khi bị căng thẳng, cơ thể sẽ sản sinh dư thừa hormone cortísol làm giảm hiệu quả của insulin, gây biến động lượng đường trong máu. Vì vậy, nên áp dụng một số phương pháp thư giãn để phòng ngừa stress như tập yoga, thiền định, thực hành hít thở sâu...
Thực phẩm chức năng. Bên cạnh việc dùng thuốc, việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị đái tháo đường có thành phần thảo dược đã được minh chứng giúp ổn định đường huyết hiệu quả hơn.
M. Hiếu H+ (Theo Everyday)
Đối tượng: Dùng cho người bị bệnh đường huyết, người có cholesterol và lipid trong máu cao và người có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường.
Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 1102/2015/XNQC-ATTP
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Bình luận của bạn