Xử trí tiền đái tháo đường

Tiền đái tháo đường – Ranh giới bệnh tật và khỏe mạnh

Tiền đái tháo đường: Làm sao để biết?

“Tiền đái tháo đường” có phải đái tháo đường không?

Hội chứng tiền đái tháo đường

Giai đoạn tiền đái tháo đường (tiền tiểu đường) mặc dù không thể thay đổi được nhưng có thể giúp “sống chung” với bệnh một cách hiệu quả hơn, thậm chí có thể tránh mắc bệnh nếu giải mã được các hội chứng báo động chính.

Điều trị tốt ở giai đoạn tiền đái tháo đường giúp người bệnh giảm các biến chứng về sau


Các triệu chứng cần quan tâm

Khát nước liên tục: Nếu như bạn đã ăn mặn, hay là phòng ốc oi bức, khí hậu đang vào mùa nóng... thì đây là những yếu tố gây khát nước. Ngược lại, nếu không có tác nhân cụ thể nào, thì có thể là hàm lượng đường trong máu quá cao và các phân tử đường này đã vào nước tiểu. Để loại bỏ đường, cơ thể cần hòa tan tích cực nên cần nhiều nước, kể cả nước trong cơ bắp và mô. Cơ chế này đòi hỏi thời gian dài, dẫn đến khát nước. Theo các chuyên gia sức khỏe, nên sớm thực hiện các biện pháp kiểm tra sức khỏe nếu có hiện tượng khát nước bất thường, nhất là vào ban đêm cứ làm bạn thức giấc liên tục.

Tăng vòng eo: Sự tích tụ mỡ trên cơ thể có vai trò quan trọng trong nguy cơ xuất hiện hội chứng tiền đái tháo đường. Mỡ tích tụ tại vùng eo, hông và bụng là dấu hiệu cho biết tình trạng “kháng” insulin, yếu tố tiên đoán đái tháo đường. Khi ăn nhiều đường và đường huyết tăng thì tụy tạng phân tán insulin để cân bằng đường huyết xuống mức bình thường. Nhưng khi cơ chế này bị kích thích quá đà thì cơ thể quyết định không làm việc nữa và insulin hoạt động kém. Gan lúc này là bộ phận bị bắt buộc quản lý hàm lượng đường dư thừa, không còn chú ý đến việc biến đổi mỡ tích tụ trong gan, cơ bắp và xung quanh các bộ phận tiêu hóa nữa. Mỡ lúc này hỗ trợ tính “kháng” insulin và đường nằm lại trong máu. Đó là lý do vì sao những người béo phì, thừa cân thường mắc bệnh đái tháo đường.

Khuyến cáo từ FDA

Thực hiện chế độ ăn ít chất béo, chất béo bão hòa và phải đủ chất xơ. Giảm bớt muối và tránh đồ uống có cồn để kiểm soát huyết áp. Vì FDA chưa duyệt cho dùng bất cứ loại thuốc nào để ngăn ngừa ĐTĐ, bất cứ quyết định dùng thuốc nào để điều trị tiền ĐTĐ đểu phải dựa trên chứng cứ xác đáng và phải cân nhắc lợi - hại.

Đối với những người mắc tiền ĐTĐ với các yếu tố nguy cơ cao, có thể cân nhắc dùng thuốc hạ đường huyết kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện. Các thuốc metformin và acarbose khá an toàn và đã được chứng minh là làm chậm quá trình tiến triển từ tiền ĐTĐ lên ĐTĐ. TZD cũng ngăn ngừa tiền ĐTĐ tiến triển thành ĐTĐ nhưng vẫn còn một số lo ngại khi dùng thuốc này do các vấn đề liên quan tới suy tim do ứ huyết hoặc gây giòn xương.

Mặc dù chưa được FDA chấp thuận, Hiệp hội ĐTĐ Hoa kỳ vẫn đưa ra khuyến cáo metformin là thuốc duy nhất nên được xem xét để sử dụng phòng ĐTĐ. Metformin được khuyến cáo cho người có nguy cơ cao ở cả hai hình thức: tiền ĐTĐ (IGT và IFT), có chỉ số BMI ít nhất từ 25 và người dưới 60 tuổi. Mỡ máu cũng phải được duy trì ở mức mục tiêu điều trị của người bệnh ĐTĐ.

Nhóm statin được khuyên dùng để đạt mục tiêu điều trị: 100 mg/dL đối với LDL, 130mg/dL đối với HDL và 90mg/dL đối với apolipoprotein B. Fibrates, bile acid sequestrants, ezetimibe và một số loại thuốc khác có thể có tác dụng tốt đối với một số bệnh nhân. Niacin có thể làm giảm mỡ máu nhưng có nhiều nguy cơ gây tăng đường huyết.

Người mắc tiền ĐTĐ cũng phải duy trì mức huyết áp như mức mục tiêu được khuyến cáo hiện nay của người bệnh ĐTĐ (huyết áp tâm thu < 130mmHg và tâm trương 80mmHg).

Thuốc ức chế men chuyển angiotensin hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin là lựa chọn hàng đầu và thuốc chẹn kênh canxi là lựa chọn thứ hai trong điều trị. Vì tác dụng phụ là hạ đường huyết nên tránh kê thiazides và/hoặc chẹn beta, nếu có thể. Nên dùng aspirin cho tất cả những người mắc tiền ĐTĐ ít nguy cơ bị các bệnh dạ dày, ruột, xuất huyết não hoặc các loại xuất huyết khác.

Người béo phì có nguy cơ mắc tiền đái tháo đường, đái tháo đường cao


Theo dõi tiền ĐTĐ và điều trị?

Người mắc tiền ĐTĐ nên làm xét nghiệm rối loạn dung nạp glucose hàng năm và kiểm tra microalbumin niệu và đường huyết đói, HbA1C, mỡ máu 6 tháng một lần. Bệnh nhân có nguy cơ cao nhất (có nhiều hơn một những yếu tố sau: rối loạn dung nạp glucose, rối loạn đường huyết đói, hoặc hội chứng rối loạn chuyển hóa) cần được theo dõi chặt chẽ hơn.

Hiện nay, Việt Nam chưa có khuyến cáo điều trị chính thức, nên đa phần, hướng điều trị được căn cứ vào những khuyến cáo tại Mỹ và dựa trên thực tế khám lâm sàng của người bệnh. Trong đó, thay đổi lối sống đóng vai trò then chốt.

Tuy nhiên, về ăn uống, đừng vội ăn kiêng thái quá. Nên tận hưởng protein giúp no nhanh và lâu dài và những thực phẩm có chỉ số đường thấp, tan chậm trong máu, không làm tăng insulin đột ngột như rau cải, ngũ cốc nguyên vỏ, đậu khô. Tăng dầu thực vật có omega 3 như dầu cọ, dầu hạt lanh, dầu hạt dẻ; thường ăn cá mòi, cá trích, cá hồi, cá thu... Giảm bớt dầu thực vật có omega 6 như dầu hướng dương, dầu bắp, dầu trái bơ. Hỗ trợ hệ đường ruột với men vi sinh hoặc các loại thực phẩm có lợi như đậu lăng, atisô, củ dền, boa rô, chuối. Người mắc tiền ĐTĐ nên giảm cân nặng từ 5 - 10% và về lâu dài nên duy trì mức cân nặng này, sử dụng các chiến lược như tự theo dõi, đặt mục tiêu điều trị khả thi, từng bước một, kiểm soát các tác nhân kích thích. Thông thường, người bị tiền ĐTĐ nên tập thể dục ở mức độ vừa phải khoảng 30 - 60 phút mỗi ngày, tối thiểu 5 ngày trong tuần.

Khánh Hạ H+ (Tổng hợp)

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết