Y tế tuần qua: Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo khẩn hỗ trợ miền Tây

Miền Tây số ca mắc COVID-19 và tử vong tăng nhanh, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đã chỉ đạo hỗ trợ khẩn - Ảnh: MOH

Y tế tuần qua: Hà Nội lại thay đổi kế hoạch cho học sinh tới trường vì COVID-19

Y tế tuần qua: Hà Nội rút ngắn thời gian tiêm 2 mũi vaccine AstraZeneca

Y tế tuần qua: Hà Nội rút ngắn thời gian tiêm 2 mũi vaccine AstraZeneca

Y tế Tuần qua: TP.HCM tiêm mũi vaccine thứ 3 cho lực lượng tuyến đầu chống dịch

Bộ Y tế tăng cường các biện pháp chống dịch phòng biến chủng Omicron
Trước mối đe dọa từ biến chủng mới nhất của virus SARS-CoV-2 là Omicron, Bộ trưởng bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã ký công điện gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về tăng cường thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, cảnh giác biến chủng Omicron. Bộ trưởng đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố cần chỉ đạo quyết liệt, tăng cường và siết chặt các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, nâng cao cảnh giác và tránh tư tưởng chủ quan đề phòng biến chủng Omicron.

Hà Nội lập kỷ lục mới về số ca nhiễm trong ngày và trong cộng đồng
Tối 10/12, Hà Nội đã ghi nhận kỷ lục về số ca mắc COVID-19 mới trong 24 giờ với 863 ca mắc mới, trong đó có tới 272 F0 cộng đồng. Do mức độ dịch COVID-19 vào diện nguy cơ cao với hơn 1.300 F0 cộng đồng trong 14 ngày qua, Hà Nội tiếp tục ở cấp độ 2, tức màu vàng, nguy cơ trung bình. Thành phố có 8 quận, huyện ở cấp độ 1, có 21 quận, huyện, thị xã ở cấp độ 2 và có 1 quân ở cấp độ 3(diện nguy cơ cao) - là quận Đống Đa. Từ ngày 13/12, học sinh lớp 12 ở quận Đống Đa sẽ dừng tới trường và chuyển sang học online. 

Chính phủ yêu cầu phát ngay thuốc kháng virus cho người mắc COVID-19
Cùng với việc tiếp tục thí điểm điều trị các trường hợp nhiễm COVID-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ tại nhà, Chính phủ còn yêu cầu cấp phát ngay thuốc kháng virus nhanh nhất, sớm nhất cho người nhiễm COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Việc thí điểm điều trị có kiểm soát trường hợp nhiễm bệnh không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại nhà và cộng đồng cũng được quán triệt tiếp tục thực hiện.

Dịch COVID-19 ‘nóng’ ở 5 tỉnh, thành miền Tây, Bộ trưởng ra chỉ đạo khẩn
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã yêu cầu các bệnh viện Trung ương nhanh chóng đưa thêm nhân lực vào chi viện cho các tỉnh miền Tây khi số ca mắc, ca tử vong ở nơi này đang tăng nhanh. Cùng với đề xuất chi viện nhân lực, Bộ trưởng cũng yêu cầu cấp thêm vaccine để tiêm mũi bổ sung và thuốc kháng virus để phục vụ điều trị F0 tại nhà và hỗ trợ máy thở…

Bình Dương cho phép tiêm mũi 3 vaccine phòng COVID-19
Nhằm tăng cường độ bao phủ miễn dịch cộng đồng, ngành y tế Bình Dương cho phép các cơ sở y tế tiêm mũi 3 (mũi nhắc lại) cho người dân. Ngành y tế Bình Dương yêu cầu các đơn vị, địa phương đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên, ưu tiên tiêm đủ liều cơ bản cho các đối tượng từ 50 tuổi trở lên. Đối với tiêm mũi 3 (mũi nhắc lại) sẽ tiến hành tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung, ưu tiên người có bệnh nền, người từ 50 tuổi trở lên.

Tình hình COVID-19 thế giới và Việt Nam
Tính đến 6h ngày 8/12, toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 269.946.913 ca mắc COVID-19 kể từ đầu dịch, trong đó có 5.317.147 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 478.457 và 5.252 ca tử vong mới. Tại Việt Nam, kể từ đầu dịch đến 6h sáng nay, cả nước đã có 1.398.413 ca mắc COVID-19. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.558 ca, tổng số ca tử vong là 27.611 ca. Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 131.816.392 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 74.713.350 liều, tiêm mũi 2 là 57.103.042 liều.

Người nhiễm biến thể Omicron không cần thở oxy
Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Nam Phi vừa đăng báo cáo về tình hình tại một số bệnh viện ở tỉnh Gauteng, nơi biến chủng Omicron của virus SARS-CoV-2 lần đầu tiên được phát hiện. Hầu hết các bệnh nhân phải nhập viện vì mắc biến chủng này đều không cần bổ sung oxy. Chỉ có một số ca bị viêm phổi, cần chăm sóc đặc biệt. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, thống kê chỉ dựa trên số lượng nhỏ bệnh nhân, vẫn cần thời gian để có đánh giá chính xác về biến thể Omicron.

 

 

Bộ Y tế Campuchia đề xuất tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ tư
Theo phát ngôn viên Bộ Y tế Campuchia Or Vandine, người dân đã nhận đủ liều vaccine ngừa COVID-19 nên đi tiêm mũi tăng cường ngay khi đủ điều kiện. Bà Or Vandine cho biết: “Chúng ta nên đi tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ tư, bởi biến thể sẽ biến đổi thành một dạng bệnh như cảm lạnh thông thường, và có thể nó nghiêm trọng hơn một chút. Mũi tiêm thứ tư sẽ dành cho những người đã nhận liều tăng cường sau khoảng 6-12 tháng”.

Biến thể Omicron lây lan nhanh gấp 4,2 lần so với Delta
Hãng Bloomberg đưa tin, ông Hiroshi Nishiura - giáo sư về y tế và khoa học môi trường tại Đại học Kyoto, chuyên về mô hình toán học các bệnh truyền nhiễm và là cố vấn của Bộ Y tế Nhật, đã phân tích dữ liệu về bộ gien của các ca mắc OVID-19 tại tỉnh Gauteng, Nam Phi từ tháng 9 tới 26/11. Theo nghiên cứu này, ở giai đoạn đầu biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 có khả năng lây nhiễm cao gấp 4,2 lần so với biến thể Delta. Trình bày tại cuộc họp của ban cố vấn Bộ Y tế Nhật hôm 8/12, ông Nishiura cho biết: “Biến thể Omicron truyền nhiễm cao hơn, tránh được miễn dịch được xây dựng tự nhiên và thông qua vaccine nhiều hơn”.

WHO khuyến cáo không sử dụng huyết tương trong điều trị COVID-19
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ra khuyến cáo không nên sử dụng huyết tương của bệnh nhân đã khỏi COVID-19 trong phác đồ điều trị cho những người đang mắc bệnh. Do huyết tương không cải thiện khả năng sống sót cũng như không làm giảm nhu cầu sử dụng máy thở của bệnh nhân COVID-19. Trước đó, nhiều giả thuyết được đặt ra cho rằng việc sử dụng huyết tương của những người đã hồi phục có chứa kháng thể có khả năng vô hiệu hóa virus, ngăn chặn những tổn thương về mô.

Phương Lâm
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn