Hơi thở có mùi là nỗi lo lắng và ngại ngùng của nhiều người
Đề phòng biến chứng do viêm chân răng
Hết hôi miệng bằng cách nào?
Kiểm soát mùi hôi miệng dưới lớp khẩu trang
Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến hôi miệng
Bí quyết vệ sinh răng miệng để ngăn ngừa hơi thở có mùi
Đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa đều đặn
Những mảng bám, ố vàng trên răng là nơi tích tụ vi khuẩn là nguyên nhân gây hôi miệng. Thức ăn bị mắc kẹt trong các kẽ răng cũng làm trầm trọng thêm tình trạng này. Để tránh xa nỗi lo hôi miệng, bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần. Thực hiện thói quen này đều đặn, tuy nhiên chú ý, không nên thao tác quá mạnh, có thể gây hư hại tới men răng.
Tạo thói quen súc miệng
Ngoài việc làm hơi thở thơm tho, nước súc miệng còn bổ sung thêm khả năng bảo vệ bằng cách loại bỏ vi khuẩn. Bạn nên lựa chọn những loại nước súc miệng phù hợp, hương vị bạc hà tươi mát có thể khiến bạn cảm thấy dễ chịu.
Tuy nhiên, bạn đừng chỉ sử dụng chúng để khử mùi hôi tạm thời. Tạo thói quen súc miệng hàng ngày sẽ giúp duy trì lâu dài một hơi thở thơm mát sạch sẽ. Bạn cũng có thể súc miệng bằng nước sạch sau khi ăn, sẽ giúp loại bỏ các mảnh thức ăn mắc kẹt trong răng của bạn.
Cạo lưỡi
Lớp phủ hình thành trên lưỡi của bạn có thể là nơi trú ngụ của vi khuẩn có mùi. Để loại bỏ chúng, hãy nhẹ nhàng chải lưỡi bằng bàn chải đánh răng. Nếu bàn chải quá lớn để có thể đưa vào phía trong lưỡi, bạn hãy sử dụng dụng cụ cạo chuyên biệt.
Tránh thực phẩm gây hôi miệng
Hành và tỏi là những thực phẩm có thể gây ra hơi thở có mùi. Khi ăn, các hợp chất chứa lưu huỳnh sẽ vào trong miệng và ngay lập tức làm cho hơi thở có mùi hôi. Những hợp chất này sẽ ở lại trong miệng cho đến khi chúng ta chải, xỉa, cạo hoặc súc ra ngoài. Tỏi ảnh hưởng đến hơi thở thông qua phổi. Hợp chất làm hơi thở có mùi tỏi thoát ra từ phổi là Allyl methyl sulfide (AMS). AMS là một chất khí được hấp thụ vào máu trong quá trình chuyển hóa của tỏi và đến phổi qua đường máu.
Bỏ thuốc lá
Ngoài việc gây ung thư, hút thuốc còn có thể làm hỏng nướu, làm ố răng và hôi miệng. Người hút thuốc lá thường xuyên bị hôi miệng do các hợp chất hóa học trong thuốc lá gây ra. Việc hít khói thuốc lá nhiều lần trong ngày sẽ khiến cho các tổ chức trong khoang miệng như: Lưỡi, răng, cổ họng trên bị khô và gây ra hơi thở có mùi.
Cần hạn chế hoặc ngừng hút thuốc lá vừa giữ sức khỏe, tránh ung thư, mà còn giữ cho răng miệng khỏe mạnh, tránh được mùi hôi.
Sử dụng kẹo cao su không đường
Nhiều người nghĩ, các loại kẹo ngọt sẽ làm thơm miệng sau khi ăn. Tuy nhiên, với lượng đường từ kẹo, vi khuẩn trong miệng lại vô cùng thích thú, chúng sẽ là khởi nguồn cho những mùi hôi khó chịu từ khoang miệng. Thay vì kẹo ngọt, hãy sử dụng kẹo cao su không đường. Kẹo cao su sẽ kích thích tiết nước bọt, kích hoạt cơ chế bảo vệ tự nhiên của miệng chống lại các axit mảng bám, nguyên nhân gây sâu răng và hôi miệng.
Giữ ẩm trong khoang miệng
Bạn có thể bị sâu răng và hôi miệng nếu không tiết đủ nước bọt. Nếu khô miệng, hãy uống nhiều nước trong ngày. Bạn cũng có thể nhai kẹo cao su không đường hoặc ngậm kẹo cứng không đường. Ngoài ra, hãy thử sử dụng máy tạo độ ẩm vào ban đêm để làm ẩm không khí trong nhà của bạn, cũng góp phần hạn chế đi việc khô miệng.
Bình luận của bạn