Y tế tuần qua: WHO cam kết hỗ trợ Việt Nam sản xuất vaccine

WHO sẽ cử chuyên gia hỗ trợ nghiên cứu và sản xuất vaccine của Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế - Ảnh: vnexpress

Y tế tuần qua: Việt Nam phê duyệt thêm vaccine Pfizer

Y tế tuần qua: Bộ Y tế tiếp nhận máy xét nghiệm qua hơi thở

Y tế tuần qua: Thủ tướng yêu cầu hỗ trợ Bắc Ninh, Bắc Giang dập dịch

Y tế tuần qua: Người về từ Đà Nẵng phải tự cách ly 21 ngày

Thủ tướng yêu cầu giữa năm 2022 phải sản xuất được vaccine COVID-19 trong nước
Trong chuyesn thăm và làm việc tại Công ty TNHH Một thành viên Vaccine và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech), Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương vào chiều 24/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, việc thực hiện thành công chiến lược vaccine có vai trò hết sức quan trọng. Việc chuyển giao công nghệ vaccine không thể thực hiện trong ngày một ngày hai. Việc nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước đòi hỏi nền tảng nghiên cứu khoa học lâu dài một cách căn cơ, chiến lược. Trên tinh thần tiến công, nói đi đôi với làm, Thủ tướng quán triệt, đây là việc quan trọng phải làm có hiệu quả, vướng mắc tới đâu tháo gỡ tới đó và nhắc lại quyết tâm phải sản xuất bằng được vaccine phòng COVID-19, chậm nhất là tháng 6/2022.

Hà Nội mở trở lại một loat dịch vụ và hoạt động ngoài trời
Căn cứ tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Hà Nội đang được kiểm soát chặt chẽ, UBND thành phố Hà Nội đã ra công văn số 2006/UBND-KGVX về việc tiếp dục duy trì, thực hiện một số biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới. Để đảm bảo thực hiện mục tiêu kép, vừa đảm bảo an toàn, nâng cao sức khỏe của nhân dân cũng như phát triển hoạt động kinh tế, từ 0h00 ngày 26/6/2021, UBND thành phố cho phép một số hoạt động như thể dục, thể thao ngoài trời (không quá 20 người trong 1 khu vực) được diễn ra, tuy nhiên người dân cần thực hiện nghiêm thông điệp 5K, không tụ tập quá đông người…, sân gofl, sân tập gofl. Trước đó, từ 0h ngày 22/6, lãnh đạo thành phố Hà Nội chính thức cho phép một số dịch vụ như cắt tóc, ăn uống trong nhà… mở trở lại. Riêng quán bia, quán rượu vẫn chỉ được phép bán mang về.

WHO cam kết hỗ trợ Việt Nam sản xuất vaccine
Trong cuộc điện đàm với Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus vừa diễn ra, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trao đổi và đề nghị WHO tạo điều kiện tốt nhất để Việt Nam thuận lợi trong việc tiếp cận và nhận thêm vaccine phòng COVID-19. Đồng thời đề nghị WHO ủng hộ và hỗ trợ Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất vaccine cho khu vực Tây Thái Bình Dương. Tổng Giám đốc WHO cam kết Việt Nam sẽ được ưu tiên tiếp cận nhanh chóng các nguồn vaccine cũng như sớm trở thành trung tâm sản xuất vaccine trong khu vực; khẳng định sẽ cử các chuyên gia WHO vào Việt Nam hỗ trợ nỗ lực nghiên cứu và sản xuất vaccine của Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

Đức sẽ hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine COVID-19 cho Việt Nam
Tại cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đề nghị Chính phủ Đức hỗ trợ tiếp cận nguồn vaccine COVID-19 cũng như chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine. Thủ tướng Đức Angela Merkel đánh giá cao kết quả phòng chống dịch của Việt Nam và hoan nghênh tinh thần đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau của hai nước trong đại dịch, khẳng định chủ trương tăng cường hợp tác với Việt Nam trong phòng chống COVID-19. Hai bên cũng thống nhất thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án hợp tác phát triển trong các lĩnh vực ưu tiên, nhất là ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển bền vững.

Cấp phép khẩn cấp vaccine Nano Covax lúc này là nóng vội
Sau khi Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Dược Nanogen có đề xuất về việc cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine Nano Covax, đại diện Bộ Y tế đã cho rằng việc này là quá nóng vội. Ông Nguyễn Ngô Quang - Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, với bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, việc cấp phép khẩn cấp cho một loại vaccine phòng COVID-19 là điều cần thiết. Tuy nhiên vaccine đó phải đảm bảo có an toàn, sinh miễn dịch và có hiệu lực bảo vệ. Việc nghiên cứu vaccine Nano Covax mới chỉ dừng lại trong phạm vi mấy trăm người, trong khi quy chuẩn thử nghiệm vaccine đòi hỏi số lượng người lớn hơn rất nhiều lần.

Vaccine Nano Covax hoàn thành 1.000 mũi tiêm thử nghiệm giai đoạn 3
Thông tin từ Học viện Quân y, Bộ Quốc phòng cho biết, các đơn vị nghiên cứu vừa hoàn thành 1.000 mũi tiêm thử nghiệm của giai đoạn 3 vaccine phòng COVID-19 Nano Covax. Theo đó, 1.000 tình nguyện viên đầu tiên tham gia tiêm thử nghiệm đợt đầu của giai đoạn 3 đã được thực hiện tại nhiều trung tâm trong nước. Trong đó, phía Bắc do Học viện Quân y làm đầu mối triển khai tiêm cho khoảng 880 người; phía Nam do Viện Pasteur TP.HCM làm đầu mối triển khai, phối hợp với các địa phương, tiêm cho hơn 120 người.

Tình hình COVID-19 trên thế giới và Việt Nam
Tính đến 6h sáng ngày 26/6, cả thế giới có 181.006.872 ca mắc, trong đó 165.634.998 khỏi bệnh; 3.920.872 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, số ca mắc của thế giới tăng 249.986 ca, tử vong tăng 4.900 ca. Tại Việt Nam, có tổng cộng 13.364 ca ghi nhận trong nước và 1.751 ca nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới ghi nhận trong nước tính từ ngày 27/4 đến nay là 11.794 ca, trong đó có 3.175 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Số ca tử vong: 74 ca. Số ca điều trị khỏi: 5.949 ca. Tính đến 16 giờ ngày 25/6/2021, tổng cộng đã thực hiện tiêm 3.087.580 liều vắc xin phòng COVID-19. Trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 là 150.316 người.

Thái Lan áp phong tỏa có chọn lọc
Ông Prayuth nói, lệnh phong tỏa có chọn lọc ở Bangkok và 4 tỉnh Narathiwat, Pattani, Songkhla và Yala cùng một số giới hạn khác nhằm giảm thiểu những hoạt động "rủi ro" sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 28/6. Trong bối cảnh biến thể Delta nguy hiểm hơn đang phát tán ở Thái Lan, nhà chức trách đã phát hiện nhiều chùm ca bệnh mới tại các khu nhà ở dành cho công nhân tại Bangkok và các tỉnh miền nam. Lãnh đạo Chính phủ Thái Lan kêu gọi công chúng hợp tác bằng việc hạn chế đi lại. Thái Lan hiện ghi nhận 236.291 ca mắc với 1.819 trường hợp tử vong.

WHO kêu gọi các nước cung cấp thêm vắc xin
Theo Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, tình hình tại châu Phi, nơi số ca nhiễm mới và tử vong vì dịch tăng vọt gần 40% vào tuần trước đang "vô cùng nguy hiểm", trong bối cảnh biến thể Delta đã lây lan khắp toàn cầu. Ông cũng lên án việc một số nước giàu đang đang trì hoãn việc chia sẻ vaccine với các nước thu nhập thấp. Theo Reuters, kể từ tháng 2, chương trình chia sẻ vắc xin toàn cầu do WHO đứng đầu đã chuyển giao 90 triệu liều cho 132 nước, nhưng đang vấp phải những thách thức lớn về nguồn cung sau khi Ấn Độ ngưng xuất khẩu chế phẩm để tập trung đối phó với dịch bệnh trong nước.

Kiểm soát dịch COVID-19, Tây Ban Nha cho phép CĐV đến sân xem đá bóng
Do tỉ lệ mắc virus giảm nhờ tăng tốc chiến dịch tiêm chủng đại trà, nhà chức trách Tây Ban Nha thông báo dỡ bỏ các quy định hạn chế số lượng khán giả theo dõi trực tiếp tại các trận thi đấu bóng đá và bóng rổ chuyên nghiệp từ mùa giải tới. Theo đó, chính quyền các địa phương có thể tự quyết định người hâm mộ có được theo dõi trực tiếp trận đấu trên sân hay không cũng như số lượng người có thể tham dự.

Israel tái áp đặt quy định đeo khẩu trang
Bộ Y tế Israel hôm 25/6 tái áp đặt quy định bắt buộc đeo khẩu trang tại các địa điểm công cộng có không gian đóng kín chỉ sau 10 ngày gỡ bỏ, vì số ca nhiễm Covid-19 có xu hướng tăng vọt, mỗi ngày hơn 100 ca trong 4 ngày trở lại đây. Nhà chức trách kêu gọi người dân đeo khẩu trang tại các khu vực ngoài trời tập trung đông người, chẳng hạn như tại lễ diễu hành dự kiến thu hút hàng nghìn người tham gia vào cuối tuần này.

Đức Bình+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin