Y tế tuần qua: Việt Nam phê duyệt thêm vaccine Pfizer

Việt Nam phê duyệt vaccine Comirnaty của Pfizer cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19

Y tế tuần qua: Bộ Y tế tiếp nhận máy xét nghiệm qua hơi thở

Y tế tuần qua: Thủ tướng yêu cầu hỗ trợ Bắc Ninh, Bắc Giang dập dịch

Y tế tuần qua: Việt Nam sẽ mua vaccine Pfizer

Y tế tuần qua: Người về từ Đà Nẵng phải tự cách ly 21 ngày

Việt Nam hợp tác sản xuất vaccine COVID-19 với Cuba
Chiều tối 16/6, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã có buổi làm việc trực tuyến với Bộ trưởng Bộ Y tế Cuba Jose Angel Portal Miranda về việc cung ứng và hợp tác sản xuất vaccine COVID-19. Phía Cuba bày tỏ sẵn sàng ký kết hợp tác với Việt Nam về cung ứng vaccine Abdala cũng như chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine này. Bộ Y tế Việt Nam hoàn toàn ủng hộ hợp tác này và giao cho Viện Vaccine và sinh phẩm Nha Trang (IVAC) là đơn vị đầu mối trong tiếp nhận chuyển giao công nghệ và sản xuất Abdala.

Vaccine COVID-19 AstraZeneca hiệu quả với biến thể Delta
Theo công bố từ Cơ quan Y tế Công cộng Anh (PHE), vaccine COVID-19 của AstraZeneca giúp giảm 92% nguy cơ nhập viện do biến thể virus Delta Ấn Độ gây ra. Nghiên cứu của Cơ quan Y tế Công cộng Anh (PHE) được thực hiện trong giai đoạn từ 12/4-4/6, khi xem xét các trường hợp cấp cứu tại Anh. Những người đã tiêm 1 liều vaccine AstraZeneca đạt hiệu quả 71% không phải nhập viện, tiêm đủ 2 mũi hiệu quả lên tới 92%. 

Lào Cai ghi nhận ca COVID-19 đầu tiên
Lào Cai vừa chính thức “gia nhập” danh sách các tỉnh, thành phố ghi nhận ca COVID-19 khi có một bệnh nhân vừa có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Đây là BN12255, người này được phát hiện thông qua hoạt động sàng lọc, phân luồng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Lào Cai cũng trở thành tỉnh, thành phố thứ 41 trong cả nước có ca mắc COVID-19. 

TP.HCM lên kế hoạch tiêm chủng với 800.000 liều vaccine vừa nhận
Gần 1 triệu vaccine COVID-19 của AstraZeneca do Nhật Bản hỗ trợ đã về tới sân bay Nội Bài tối đêm 16/6, 800.000 liều đã được chuyển tới TP.HCM ngay trong sáng 17/6. TP.HCM đã có kế hoạch huy động 1.000 điểm tiêm chủng cố định cũng như lưu động tại các địa điểm như trường học, nhà văn hóa, trạm y tế..., với tổng công suất dự kiến đạt mức 200.000 người tiêm/ngày, hoàn thành chiến dịch tiêm chủng trong 5-7 ngày. Ngoài các đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết 21, TP.HCM dự kiến thực hiện tiêm chủng cho các đối tượng như: Người cung cấp dịch vụ thiết yếu, giáo viên, người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính, người trên 65 tuổi, công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất… với số lượng khoảng 1 triệu người.

Lãnh đạo TP.HCM xin tự mua vaccine COVID-19
Lãnh đạo UBND TP.HCM đã có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xin tự tiếp cận, tìm các nguồn vaccine phòng COVID-19 và chủ động đàm phán để mua về cho thành phố. Cụ thể, UBND TP HCM đã xin kiến nghị, đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép các doanh nghiệp trên địa bàn được chủ động đàm phán tìm nguồn vaccine từ các nhà sản xuất, phân phối có uy tín trên thế giới, được nhập khẩu hoặc thuê các doanh nghiệp có chức năng nhập khẩu về Việt Nam để sớm tiêm phòng cho người dân.

Việt Nam phê duyệt vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã ký quyết định phê duyệt có điều kiện vaccine COVID-19 cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch đối với vaccine Comirnaty của hãng Pfizer/BioNTech. Đây là vaccine COVID-19 thứ 4 được Bộ Y tế phê duyệt. Vaccine Comirnaty được phê duyệt dựa trên dữ liệu an toàn, chất lượng và hiệu quả do Công ty TNHH Pfizer Việt Nam cung cấp cho Bộ Y tế tính đến ngày 28/5 và cam kết về tính chính xác của các tài liệu đã cung cấp.

Tình hình COVID-19 trong nước và trên thế giới
Tính đến sáng sớm ngày 19/6, cả thế giới có 178.264.359 ca mắc, 162.768.123 ca đã khỏi; 3.859.364 ca tử vong. Tại Việt Nam, tính từ 18h ngày 18/6 đến 6h ngày 19/6, Bộ Y tế ghi nhận thêm 94 ca mắc mới, nâng tổng số bệnh nhân COVID-19 tại Việt Nam đến nay lên 12.508 ca (10.836 ca trong nước và 1.672 ca nhập cảnh). Số ca tử vong: 62 ca. Số ca điều trị khỏi: 4.733 ca.

WHO cảnh báo về biến thể Delta
Nhà khoa học hàng đầu tại Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo, biến thể Delta của virus corona chủng mới, phát hiện đầu tiên ở Ấn Độ đang trên đà trở thành thủ phạm gây nhiều ca mắc COVID-19 nhất trên toàn cầu. Phát biểu tại cuộc họp báo hôm 18/6, khoa học gia trưởng của WHO Soumya Swaminathan cho hay, biến thể Delta đang dần thống trị thế giới vì khả năng lây lan tăng. Theo Reuters, WHO hiện phân loại biến thể Delta ở mức "đáng lo ngại" khi ngày càng nhiều quốc gia ghi nhận làn sóng lây nhiễm mới có liên quan đến biến thể này.

Indonesia khủng hoảng nghiêm trọng vì dịch COVID-19
Dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp ở Indonesia khi nước này chứng kiến số ca nhiễm mới tăng hơn gấp 3 trong vài tuần trở lại đây. Chỉ trong vòng 24 giờ qua, Indonesia ghi nhận thêm 12.990 ca mắc, cao nhất châu Á và cũng là kỷ lục đối với nước này kể từ tháng 2, nâng tổng số ca mắc trên toàn quốc lên gần 2 triệu người. Indonesia hiện là "ổ dịch" lớn nhất Đông Nam Á với 54.043 trường hợp tử vong tính đến sáng 19/6, tăng 290 trường hợp so với một ngày trước đó.

Tình hình dịch bệnh ở Mỹ có nhiều tiến triển
Mỹ hiện vẫn là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì dịch với gần 34,4 triệu ca mắc và 616.884 bệnh nhân không qua khỏi. Song, tình hình dịch tại xứ sở cờ hoa có nhiều tiến triển tích cực khi số ca mắc mới giảm mạnh so với mức kỷ lục hơn 300.000 ca/ngày hôm 8/1. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 11.522 ca nhiễm mới và 353 trường hợp tử vong.

Đức Bình H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin