Những mối đe dọa kéo dài như cúm gia cầm đặt ra thách thức đối với ngành y tế
Ebola: 5 người Sierra Leone mắc bệnh mỗi giờ
Triệu chứng cũ và nguy cơ bệnh mới
Bộ Y tế thông tin về dịch bệnh mới tấn công trẻ tại Mỹ
Châu Á: Bệnh cũ chưa qua, bệnh mới đã đến
Trong 10 năm qua, nhờ những nỗ lực của ngành y tế, Việt Nam đã xây dựng các kế hoạch phòng chống các bệnh truyền nhiễm mới nổi kịp thời; Xây dựng năng lực cho các cửa khẩu được chỉ định và tăng cường hợp tác với các nước có chung đường biên giới; Đầu tư nhân lực, trang thiết bị, kinh phí cho các đơn vị y tế dự phòng/điều trị trong nước.
Phát biểu tại Hội thảo Đánh giá Chiến lược châu Á - Thái Bình Dương về bệnh mới nổi và điều lệ y tế quốc tại Việt Nam năm 2015 diễn ra ở Hà Nội ngày 12-13/5, ông Jeffery Kobza - Quyền Đại diện của WHO Việt Nam nhận xét: “Việt Nam đã đạt được những tiến bộ quan trọng trong việc chuẩn bị và đáp ứng với các bệnh mới nổi. Công tác ứng phó với những vụ dịch trong thời gian vừa qua đã để lại những kinh nghiệm quý báu; Và sự cam kết chính trị của Việt Nam là ví dụ của sự chuẩn mực".
TS. Li Ailan - Giám đốc Lĩnh vực An ninh Y tế và Tình trạng Khẩn cấp của Văn phòng WHO Khu vực Tây Thái Bình Dương, nhấn mạnh: “Sự tiến bộ vượt bậc của Việt Nam đáng được ghi nhận. Việt Nam hiện đã được trang bị để thực hiện vai trò chủ động hơn trong việc thúc đẩy an ninh y tế của Việt Nam, của khu vực cũng như toàn cầu”.
Nhiều dịch bệnh mới nổi như Ebola, MERS-CoV, H7N9
Đánh giá trên được đưa ra trong bối cảnh thế giới đang chứng kiến nhiều dịch bệnh mới nổi như Ebola, MERS-CoV, H7N9... và các bệnh dịch tái bùng phát như H5N1, H1N1, sốt xuất huyết, tay chân miệng, than, sởi, bạch hầu... Trước tình hình đó, Tổ chức Y tế thế giới kêu gọi các quốc gia cần phối hợp chặt chẽ với Chính phủ, các tổ chức y tế quốc tế, tăng cường năng lực giám sát, đánh giá và đáp ứng các tình huống y tế công cộng khẩn cấp, phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm trong thời đại mới.
Trong thời gian tới, tiếp nối những thành tựu đã đạt được, Bộ Y tế sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành liên quan để thực hiện Chiến lược châu Á - Thái Bình Dương về bệnh mới nổi (APSED) và Điều lệ Y tế quốc tế (IHR), đặc biệt ưu tiên vào tăng cường nâng cao những năng lực: Nguồn nhân lực, truyền thông nguy cơ, giám sát dịch bệnh tại các cửa khẩu cũng như bổ sung các văn bản phối hợp, hướng dẫn giữa các bên liên quan.
Bình luận của bạn