Sơ cứu cho bệnh nhân bị bỏng sai cách có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc
Vụ nổ bốt điện làm 1 người chết, 4 người bỏng: Dội nước lên nạn nhân có đúng cách?
Chuyên gia hướng dẫn cách sơ cứu trẻ bị bỏng
"Thủ phạm" khiến trẻ bị bỏng ở ngay góc nhà của mỗi gia đình
Bộ trưởng Bộ Y tế gửi thư chúc mừng Thầy Cô giáo ngành y
Đại tá PGS. TS. Nguyễn Viết Lượng - Phó Chính ủy Học viện Quân Y, cho biết những nguyên tắc cần làm ngay để cấp cứu cho bệnh nhân bỏng:
Tách nạn nhân khỏi nguồn bỏng
Khi bị bỏng, do điện, do hóa chất, hay do nước nóng, việc đầu tiên là tách nạn nhân khỏi nguồn gây bỏng.
Với bỏng điện cần lưu ý cắt nguồn điện, tránh tình trạng hở điện gây giật dây truyền.
Đặc biệt với những trường hợp bị bỏng điện, sau khi tách bệnh nhân ra khỏi nguồn điện, nhiều trường hợp bị ngừng tim đột ngột. Lúc này cần làm hô hấp nhân tạo, ép tim cho bệnh nhân xong mới tiến hành sơ cứu.
Ngâm ngay vùng bỏng vào nước
Việc quan trọng nhất trong sơ cứu là giảm nhiệt của tác nhân gây bỏng trên da, qua đó làm giảm độ nặng của vết bỏng. Thời gian sơ cứu vết bỏng được ví như thời gian vàng, có ý nghĩa quyết định tới mức độ nặng - nhẹ của bỏng cũng như thời gian điều trị sau này.
Thông thường, nhiều nạn nhân bỏng điện thường được bế xốc ngay tới viện, trong khi đó, tim ngừng đập, ngừng thở dù chỉ 5 phút thì não đã bị tổn thương, có cứu được bệnh nhân bỏng thì nguy cơ sống thực vật rất cao.
Cách sơ cứu đúng nhất, áp dụng trên toàn thế giới, đó là: Ngay lập tức ngâm hoặc cho nước chảy lên vết bỏng liên tục từ 15 - 10 phút. Lưu ý là nước máy, nước giếng khoan chứ không phải là nước lạnh, nước đá trong tủ lạnh.
Trong tình huống không có nước sạch, có thể dùng nước sông hồ để hạ nhiệt vết bỏng.
Mục đích là để giảm đau, hạ nhiệt độ của tác nhân gây bỏng và chống rối loạn vi tuần toàn tại chỗ, giúp người bệnh đỡ rát nơi bỏng, vết bỏng đỡ sâu do nhiệt độ tác nhân gây bỏng nhanh chóng được hạ, làm mát. Sau đó, mới dùng băng sạch, băng ép nhẹ vết thương lại để không hình thành nốt phỏng bỏng.
Tuyệt đối không dùng đá lạnh, ngâm người vào đá lạnh vì nó sẽ rất nguy hiểm bởi nước lạnh gây co mạch và tụt thân nhiệt. Khi bị bỏng, nhiệt độ trên da đang rất nóng, nếu đột ngột ngâm, dội nước đá lạnh, nhất ngâm lâu sẽ khiến bệnh nhân bị hạ thân nhiệt, gây co cơ, cảm lạnh, khiến việc cứu chữa và điều trị càng phức tạp hơn.
Tuyệt đối không bôi kem đánh răng, mỡ trăn, ngâm vào nước mắm… bởi lúc này, chỉ cần hạ nhiệt vùng bỏng là đã giảm được bỏng sâu và nước là cách tốt nhất.
Sau đó, nếu thấy áo quấn bị dính vào vùng da bị tổn thương, thay vì lột đồ ra (gây đau đớn cho người bệnh do vùng da bị bỏng, dính theo áo), có thể dùng kéo cắt bỏ nhẹ nhàng.
Chống sốc cho người bệnh
Sau sơ cứu bỏng bằng ngâm nước vùng da bị bỏng, ưu tiên hàng đầu trong quá trình chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế là cần chống sốc (biểu hiện mạch nhanh, tụt huyết áp, khó thở, các chức năng sống suy giảm) bằng cách bù dịch càng nhanh càng tốt. Đơn giản nhất cho bệnh nhân uống.
Với trẻ đang bú sữa mẹ phải cho bú liên tục, uống thêm nước, đặc biệt những nước có khoáng, có muối như oresol. Ở tuyến y tế, phải tìm mọi cách bù dịch, từ đường uống đến đường truyền.
Bình luận của bạn