- Chuyên đề:
- Suy tim
Ông Dũng đã khỏe mạnh hơn nhờ kết hợp điều trị, có lối sống lành mạnh và tìm đúng sản phẩm thảo dược
Thiếu máu cơ tim điều trị thế nào?
Hở van tim 2 lá có nguy hiểm không?
Thiếu máu cơ tim là gì, có triệu chứng gì cảnh báo?
Huyết áp cao nên ăn uống và tập luyện như thế nào?
Tôi từng rất lo lắng về bệnh tình của mình
“Năm 1994, tôi đang làm việc thì thấy mệt rồi gục luôn xuống bàn. Đồng nghiệp thấy vậy vội tìm nhân viên y tế tới kiểm tra cho tôi. Đo huyết áp thì thấy huyết áp lên tới 230/110mmHg nên vội đưa vào bệnh viện cấp cứu”, ông Vũ Trọng Dũng nhớ lại.
Tại viện, ông Dũng được chẩn đoán bị tăng huyết áp kịch phát, nằm viện tới gần 1 tháng mới hồi phục. “Bắt đầu từ lúc đấy, tôi được “gắn bó” với kiểm tra huyết áp hàng ngày, uống thuốc huyết áp theo chỉ định của bác sỹ”, ông Dũng cười chia sẻ.
Thế nhưng, tới năm 2011, một lần nữa ông Dũng lại phải nhập viện do thấy tức ngực, đánh trống ngực, mệt mỏi khi vận động (như khi leo cầu thang hay đi xe đạp). Đặc biệt, ông cảm thấy rất khó thở, không thể nằm mà phải ngồi dậy mới thở được.
Đi khám, các bác sỹ chẩn đoán ông Dũng đã bị hở van động mạch chủ nặng, suy tim độ 3, chỉ số EF (phân suất tống máu - chỉ số để đánh giá chức năng tim) chỉ đạt 33% trong khi ở người bình thường phải được trên 70%. Lúc đó, ông mới giật mình, hóa ra, việc ông chủ quan trong điều trị bệnh tăng huyết áp lại khiến ông bị biến chứng nặng như vậy.
“Thế nên, nhận được chẩn đoán suy tim độ 3, tôi thực sự rất lo lắng cho tình trạng sức khỏe của mình. Nhưng tôi cũng không dám thể hiện sự lo lắng ra mặt bởi tôi sợ ảnh hưởng tới người thân. Con cái còn công việc, vợ cũng không khỏe lắm nên tôi cũng không muốn nói mình bị thế này, mình thấy thế kia.
Chỉ có một lần duy nhất tâm sự với mấy đứa con, tôi có nói bố mà ra đi lúc này thì các con khổ. Bà nội các con còn sống mà bố chết trước thì cũng không hay vì mẹ không nên đi chôn con”, ông Vũ Trọng Dũng xúc động chia sẻ.
May mắn khi biết tới sản phẩm thảo dược cho tim mạch
“Có lần đi uống nước, tôi gặp một người đồng nghiệp. Cậu ấy nói em thấy da anh xấu, trông xám lắm, nhất là môi sẫm như người bệnh tim ấy. Hay anh thử uống thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang đi. Bố em cũng bị suy tim, đợt trước uống thấy sức khỏe cũng cải thiện nhiều”, ông Dũng kể lại.
Bán tín bán nghi với một sản phẩm được nghe tên lần đầu, ông Dũng tìm tới hiệu thuốc gần nhà hỏi thử. Được người dược sỹ bán hàng giới thiệu về sản phẩm, có chứa các thảo dược như đan sâm, hoàng kỳ… lại có tác dụng chính với bệnh nhân suy tim, có triệu chứng tức ngực, đánh trống ngực, khó thở… đúng như mình đang mắc phải, ông Dũng quyết định mua về dùng thử theo liều hướng dẫn của nhà sản xuất.
“Uống tới hộp thứ 4 tôi bắt đầu thấy có chút cải thiện. Các cơn đánh trống ngực, tức ngực không còn xuất hiện nhiều như trước mà tần suất bắt đầu giảm dần. Uống tới hộp thứ 5 là đã thấy khác. Sức khỏe chuyển biến tốt hơn trước nhiều lắm. Tình trạng tức ngực, trống ngực, khó thở hầu như hết hẳn và tôi đã có thể leo cầu thang gần như bình thường, không phải cứ vài bậc lại dừng nghỉ như trước. Lúc ấy tôi vui lắm, nghĩ là mình sống rồi. Với tôi, sản phẩm này đúng là “khắc tinh” của bệnh hở van động mạch chủ”, ông Dũng chia sẻ.
Duy trì lối sống lành mạnh cũng giúp quản lý bệnh hiệu quả
Người bệnh hở van động mạch chủ, suy tim không nên ăn quá nhiều muối
Lần đi khám gần nhất vào tháng 4/2019, các bác sỹ cho biết, van động mạch chủ của ông đã co hẹp lại khoảng 30%, trở về gần như bình thường. Nghe bác sỹ nói vậy, ông Dũng mừng lắm nhưng vẫn tự nhủ mình phải duy trì dùng thuốc, sản phẩm thảo dược và giữ lối sống lành mạnh để kiểm soát bệnh.
Ngoài dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ, ông Dũng cũng tìm hiểu thêm về chế độ dinh dưỡng, tập luyện phù hợp với người bệnh tim mạch. Cụ thể, ông đều ăn ít cơm hơn, hạn chế muối ăn và các loại thịt đỏ nhiều mỡ động vật. “Riêng với chế độ tập luyện, tôi thường chọn các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, tập vẩy tay. Mỗi ngày tôi đều cố gắng đi bộ khoảng 30 phút, tập vẩy tay từ 15 - 20 phút”.
Thêm vào đó, ông Dũng cũng rất chú trọng tới việc quản lý căng thẳng và cảm xúc của bản thân. Ông cho biết: “Tôi vẫn biết người mắc bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch thì không nên cáu giận, không nên quát mắng ai để tránh tình trạng huyết áp tăng cao. Do đó, tôi cũng cố gắng tự kiềm chế cảm xúc của mình, chủ động tránh những sự kiện dễ gây xúc động”.
“Hiện nay, tôi mừng nhất là sức khỏe mình đã ổn định, không còn tức ngực, khó thở và đã có thể thực hiện những hoạt động thường ngày”, ông Vũ Trọng Dũng vui vẻ nói.
Thông tin bài viết và hình ảnh được phóng viên Health+ trực tiếp ghi nhận. Tổ chức/cá nhân không đăng tải lại nội dung bài viết khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí.
Bình luận của bạn