- Chuyên đề:
- Khỏe & đẹp sau tuổi 35
Bác sỹ sản phụ khoa Giang Tuấn Tú – Nguyên Giám đốc Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe cộng đồng, Bộ Y tế
Mãn kinh ảnh hưởng đến tình dục như thế nào?
Giải đáp từ A đến Z những thắc mắc về mãn kinh
Mãn kinh thì “yêu” thả ga chẳng sợ có bầu?
Vì sao phụ nữ mãn kinh vừa xấu vừa khó tính?
Vì sao thời kỳ mãn kinh lại suy giảm nội tiết?
Bước vào độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh, trục dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng dần suy giảm hoạt động, dẫn đến suy giảm, mất cân bằng các hormone nội tiết, gây ra hàng loạt biến đổi trên cơ thể người phụ nữ.
Vùng dưới đồi
Là một vùng nhỏ nằm trong não bộ đóng vai trò như một cầu nối trung gian giữa hai hệ thống thần kinh và nội tiết thông qua hoạt động của tuyến yên, là cơ quan quan trọng tiết ra chất GnRH – nội tiết hướng sinh dục để kích thích tuyến yên sản xuất ra FSH (hormone kích thích thể vàng).
Tuyến yên
Cùng với não bộ giữ vai trò trung tâm điều hòa hoạt động của tuyến nội tiết bao gồm cả tuyến sinh dục nữ.
Buồng trứng
Chịu sự điều tiết của não bộ và tuyến yên. Buồng trứng có 2 chức năng: Chức năng nội tiết sản sinh ra các hormone như estrogen và progesterone; Chức năng ngoại tiết sản sinh ra các nang noãn. Nang noãn phóng ra, tế bào hạt ở vỏ nang noãn (vỏ trứng) tiết ra do sự tác động của FSH và LH – hai hormone tuyến yên. Sự phối hợp của hai hormone này, sự nhạt cảm hóa của buồng trứng là cơ sở thiết yếu tạo nên sự điều hòa hormone estrogen.
Biểu đồ mô tả sự hoạt động của trục dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng
Suy giảm nội tiết thời kỳ mãn kinh gây tác hại gì?
Bắt đầu từ tuổi dậy thì, hormone estrogen bắt đầu được sinh tổng hợp từ tuổi dậy thì, được gọi là hormone “kích thích”: Kích thích tăng tạo mỡ giúp da mềm mại, mịn màng; Kích tuyến vú nở nang; Kích thích tử cung to, âm đạo mềm mại, tăng chất chầy; Kích thích nhu cầu tình dục ở nữ giới…
Nhưng khi bước vào tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh, hoạt động của trục dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng giảm, hormone estrogen cũng giảm theo. Sự dao động của các hormone nảy sinh một số triệu chứng như rối loạn điều hòa vận mạch, lão hóa da, thay đổi tính tình, loãng xương, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, mất ngủ, ra mồ hôi đêm, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ…
Bác sỹ Giang Tuấn Tú khẳng định, những biểu hiện này ở mỗi người mỗi khác. Có người không thấy ảnh hưởng gì nhiều nhưng với một số người sự ảnh hưởng này lại rất rõ nét khiến sức khỏe và nhan sắc suy giảm rõ rệt.
Chủ động phòng tránh mãn kinh như thế nào?
Bác sỹ Giang Tuấn Tú cho rằng, với những phụ nữ bị rối loạn điều hòa vận mạch điển hình như bốc hỏa, nóng bừng mặt hay kinh nguyệt thất thường khi đến tuổi mãn kinh, liệu pháp hormone thay thế dạng thuốc (HRT) vẫn được coi là một chỉ định đầu tay. Tuy nhiên, chỉ định thế nào, liều dùng bao nhiêu… tùy thuộc vào cơ địa của từng người và phải được sự kiểm soát nghiêm ngặt của bác sỹ sản khoa. Bởi, đã có nhiều nghiên cứu cho thấy, sử dụng hormone thay thế HRT làm tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng…
Thay vì dùng thuốc, phụ nữ mãn kinh có thể dùng các loại thảo dược tự nhiên như Hà thủ ô đỏ, Cát căn, mầm Cải củ, lá Dâu non, lá Sen bánh tẻ và các hoạt chất sinh học có chứa pregnenolone – được coi là cội nguồn của hormone sinh dục nữ, sản sinh ra estrogen, progesterone và testerone giúp bổ sung lượng hormone mà cơ thể đang thiếu hụt, cân bằng nội tiết tố. Nội tiết có cân bằng thì trục dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng mới hoạt động ổn định. Từ đó, giúp giảm các triệu chứng khó chịu của mãn kinh, tiền mãn kinh.
Để đơn giản và an toàn, phụ nữ mãn kinh có thể sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng chứa các thảo dược tự nhiên và các hoạt chất sinh học trên, giúp bổ sung các hormone nội tiết tố cho cơ thể, vừa giảm các triệu chứng khó chịu của thời kỳ mãn kinh vừa giúp làm đẹp, kéo dài tuổi thanh xuân.
An An H+
Bình luận của bạn