Đa cấp bất chính kéo TPCN “mất điểm” với người dân

BHĐC là phương thức bán hàng tiên tiến, hiệu quả đã tồn tại và phát triển 8 thập niên nay trên toàn thế giới

Táo Đa cấp bị bắt giữa Thiên đình

VietNet phân phối đa cấp không phép tại Hà Nội

Vì sao bán hàng đa cấp luôn “sống trong sợ hãi”?

Lập công ty bán hàng đa cấp để lừa đảo

Bán hàng đa cấp – siết là đúng!

Ở Việt Nam ngành bán hàng đa cấp tồn tại, phát triển gần 15 năm nay, đem lại nhiều hiệu quả về kinh tế - xã hội. Cho đến hết năm 2013 tổng số doanh nghiệp đã tăng lên 102 với tổng số nhà phân phối tham gia là 1,2 triệu người doanh thu cả ngành đạt 6.447 tỷ đồng và nộp thuế ngân sách nhà nước 1.130 tỷ đồng. Một số doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài  thuộc ngành bán hàng đa cấp tham gia nhiều hoạt động từ thiện xã hội, được cộng đồng ghi nhận hoan nghênh.

BHĐC là một phương thức tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp thông qua nhiều cấp khác nhau, trong đó người tham gia sẽ được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng và/hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng hóa của mình và của người khác trong mạng lưới do người đó tổ chức ra và được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận.

Tuy nhiên, ngành BHĐC cũng đã bộc lộ nhiều yếu kém, có không ít sai phạm, thậm chí vi phạm pháp luật, do sự biến tướng, núp bóng BHĐC nhưng không được pháp luật thừa nhận. Hiện tượng BHĐC trá hình, lừa đảo đã xảy ra ở một số địa phương. Xã hội, người tiêu dùng có cách nhìn méo mó, không thiện cảm, dè chừng, cảnh giác, thậm chí có không ít người, không ít nơi công khai bày tỏ thái độ tẩy chay ngành BHĐC. Một số doanh nghiệp bán hàng đa cấp biến tướng đã bị thu hồi giáy phép kinh doanh, hoặc phá sản, tự đóng cửa.

Cùng với đó, TPCN được định nghĩa là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học. Và sau hơn 10 năm phát triển tại Việt Nam, TPCN vẫn bị nhiều người nghi vấn về khả năng cải thiện tình trạng sức khỏe khi mà một số doanh nghiệp BHĐC bất chính đưa TPCN vào làm mặt hàng để hoạt động. Trong khi các sản phẩm TPCN vẫn được sử dụng trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tại những quốc gia có nền y tế phát triển và có những quy định khắt khe hơn rất nhiều với những sản phẩm chăm sóc sức khỏe trên thế giới.

TPCN "xách tay" là sản phẩm được nhiều cơ sở BHĐC kinh doanh

Theo ông Phạm Quốc Toàn - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam: “Nguyên nhân của tình hình này có nhiều, nhưng phổ biến nhất là một số doanh nghiệp, một số đại lý chân rết BHĐC đã có những “chiêu” làm ăn thiếu minh bạch, quảng cáo quá mức chất lượng sản phẩm, thực thi phương pháp bán hàng kim tự tháp gian dối, không minh bạch; Các đại lý và đội ngũ nhân viên BHĐC không được tuyển dụng đúng chuẩn, không được đào tạo bài bản, mạnh ai nấy làm, chạy theo lợi nhuận mà quên đi sự trung thực, tính minh bạch, chuyên nghiệp. Sự bất cập và buông lỏng quản lý thể hiện khá rõ trong lĩnh vực kinh doanh này”.

Điển hình trong thời gian gần đây, Công ty Cổ phần Liên minh tiêu dùng VietNet đã lợi dụng mô hình đa cấp để trục lợi. Nghiêm trọng hơn, VietNet kinh doanh đa cấp tại Hà Nội nhiều tháng trời không phép. Cụ thể, Giấy phép kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang cấp cho Công ty mẹ của VietNet tại tỉnh Bắc Giang được hoạt động kinh doanh đa cấp và 9 sản phẩm (chủ yếu là TPCN và liên quan đến TPCN) mà công ty này đang thực hiện phân phối cũng được thực hiện theo hình thức đa cấp, trong đó có tới 6 sản phẩm không thông báo với Sở Công Thương.

Tuy nhiên, đối với Chi nhánh của công ty tại Hà Nội, mặc dù giấy phép lần 1 (ngày 3/3/2014) được cấp phép kinh doanh đa cấp nhưng giấy phép bổ sung lần 2 (ngày 20/6/2014) lại không có nội dung này.

Giấy phép với chỉ 3 mặt hàng xin kinh doanh đa cấp của VietNet

Thêm vào đó, VietNet còn bị lập biên bản về hành vi dùng website để giao dịch thương mại điện tử cho sản phẩm của mình nhưng chưa được sự công nhận chính thức của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ Công Thương. Ngoài ra, cơ quan chức năng sau khi kiểm tra đã tiến hành thu giữ hơn 380 túi kẹo sâm và 750 lọ đông trùng hạ thảo và tinh chất nước sâm do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn chứng từ tại kho của công ty, đây là số hàng công ty cho rằng "đang khai thác thêm về để thăm dò thị trường”.

Theo PGS.TS Trần Đáng - Chủ tịch Hiệp hội TPCN Việt Nam: “Lợi dụng sự buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng trong thời gian qua, nhiều công ty quảng cáo quá mức công dụng của sản phẩm khiến người tiêu dùng lầm tưởng TPCN có tác dụng như thuốc và có thể thay thế thuốc chữa bệnh trong quá trình điều trị. Đã khiến cho hiện nay có hai chiều hướng trái ngược là tin tưởng một cách thái quá, biến TPCN thành “thần dược” và khiến cộng đồng hiểu sai về TPCN. Chiều hướng còn lại là tẩy chay, “nói không” một cách tuyệt đối với TPCN, khiến nhiều người bỏ lỡ cơ hội phòng ngừa và hỗ trợ điều trị cho mình”.

Lại nói về việc BHĐC bất chính khiến cho TPCN bị “mất điểm” với người dân, chỉ mới đây thôi Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế đã phải có văn bản số 3058/ATTP-TTr gửi Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh, thành phố yêu cầu: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về ATTP trên địa bàn, chú trọng việc phân phối và quảng cáo sản phẩm VH- Nanocurcumin của Công ty cổ phần hoá thực vật VH-Việt Nam vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm đã kinh doanh bằng hình thức BHĐC.

Trước đó, Công ty Con đường Việt quảng cáo sản phẩm chế xuất từ cây nghệ vàng mang tên Nano Curcumin, do Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam sản xuất và thực hiện kinh doanh theo hình thức đa cấp. Để trở thành nhà phân phối của công ty, phải mua hàng với mức tối thiểu 2,8 triệu đồng trở lên và phải mở một tài khoản trên hệ thống. Càng “ghép đôi” được nhiều người mua hàng, mở tài khoản, thì nhà phân phối sẽ được hưởng mức hoa hồng càng cao, từ 8 triệu đồng đến... 260 triệu đồng/ngày.

Sản phẩm bị Cục ATTP ra khuyến cáo khi sử dụng với người dân vì công ty kinh doanh đa cấp vi phạm về ATTP

Đặc biệt, công ty này có dấu hiệu gian dối khi đăng hình ảnh và thông tin chị Vũ Hồ Đ., công tác tại Phòng Thời sự quốc tế, hệ VOV1, Đài Tiếng nói Việt Nam, trong tập tài liệu giới thiệu sản phẩm. Theo đó, chị Đ. đã “hết viêm loét, loạn sản dạ dày sau gần 20 năm” nhờ dùng sản phẩm do Công ty Con đường Việt phân phối. Nhưng số điện thoại trong tập tài liệu luôn báo tắt máy còn chị Đ. khẳng định chưa hề dùng sản phẩm của Công ty Con đường Việt và cũng không hề biết công ty này.

Theo ông Phạm Thành Công - Phó tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại Sóng Đại Dương: “Cần sớm có sự phối hợp giữa cơ quan quản lý cạnh tranh với tòa án trong việc xử lý các các hành vi BHĐC bất chính. Các kết luận về sự tồn tại của hành vi BHĐC bất chính từ phía các cơ quan quản lý cạnh tranh nên được công nhận là một căn cứ để bên có quyền lợi bị xâm hại tiến hành khởi kiện trước pháp luật về hành vị cạnh tranh không lành mạnh của các công ty BHĐC bất chính”.

…Thiết nghĩ, ngoài việc đợi chờ cơ quan chức năng xiết chặt quản lý, bản thân các doanh nghiệp BHĐC hãy tự tôn trọng mình bằng việc thực thi theo đúng khuôn khổ pháp luật và bảo đảm quyền lợi khách hàng. Các doanh nghiệp nên có các chương trình đào tạo, huấn luyện về kiến thức pháp luật, đạo đức hành nghề, văn hóa doanh nghiệp và những chế tài xử phạt nghiêm minh khi vi phạm hoặc đôn đốc kiểm tra để tránh tình trạng một số nhà phân phối vì chạy theo lợi nhuận mà nói sai sự thật về công dụng sản phẩm, nói sai về chính sách hoa hồng... dẫn tới lừa dối người tiêu dùng và ngay cả nhà phân phối tuyến dưới của mình gây nên những bất bình trong xã hội, làm ảnh hưởng tới hình ảnh BHĐC cũng như ngành TPCN.

Theo Khoản 2, Điều 5, Chương 1 của Nghị định số 42/2014/NĐ-CP về Quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, Cấm người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện những hành vi sau đây:
a) Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải trả một khoản tiền nhất định, nộp tiền đặt cọc hoặc phải mua một lượng hàng hóa nhất định dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
b) Cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhầm lẫn về lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp, tính chất, công dụng của hàng hóa, hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp;
c) Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị khách hàng, hội thảo giới thiệu sản phẩm, đào tạo mà không được doanh nghiệp bán hàng đa cấp ủy quyền bằng văn bản;
d) Lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp khác tham gia vào mạng lưới của doanh nghiệp mà mình đang tham gia;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, địa vị xã hội để yêu cầu người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp hoặc mua hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Vi Dũng H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cộng đồng lên tiếng