Bộ Y tế đề nghị đưa test xét nghiệm COVID-19 vào mặt hàng bình ổn giá

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn trả lời báo chí về vấn đề giá xét nghiệm COVID-19 - Ảnh: Hiệp Nguyễn H+.

Đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, sản xuất vaccine COVID-19 trong nước

Bộ Y tế thông tin chính thức về việc "loạn" giá dịch vụ xét nghiệm COVID-19

Bộ Y tế nói gì về Dự thảo Hướng dẫn thích ứng an toàn với COVID-19?

Bộ Y tế yêu cầu xây dựng hướng dẫn sử dụng vaccine Hayat Vax và Abdala

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, trước diễn biến phức tạp tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới và trong nước, Bộ Y tế đã có văn bản hướng dẫn các đơn vị y tế công lập thực hiện xét nghiệm điều chỉnh giá xét nghiệm theo từng giai đoạn.

Cụ thể, trước ngày 1/7, căn cứ thông tư 13, 14, Bộ Y tế đã báo cáo Chính phủ đưa ra hướng dẫn về giá xét nghiệm test nhanh là 238.000 đồng/1 mẫu xét nghiệm, test Real-time PCR là 734.000 đồng/1 mẫu xét nghiệm.

Từ ngày 1/7, đối với test nhanh, do nhiều công ty nhập test và trong nước cũng đã sản xuất được test xét nghiệm nên dải giá test rất khác nhau, Bộ Y tế đã có yêu cầu thực hiện thực thanh thực chi: Thanh toán theo kết quả đấu thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật đấu thầu.

Khi có giải pháp thực hiện gộp mẫu để tiết kiệm chi phí và đáp ứng yêu cầu khẩn trương về thời gian và số mẫu, Bộ Y tế đã có văn bản hướng dẫn về mức giá của gộp mẫu, cụ thể: Mức giá của việc lấy và bảo quản bệnh phẩm: 100.000 đồng/mẫu; mức giá việc thực hiện xét nghiệm bằng 634.000 đồng chia cho số mẫu gộp (ví dụ nếu gộp 5 mẫu vào 1 xét nghiệm thì chia 5, gộp 10 mẫu thì chia 10...) để giảm tối đa giá của xét nghiệm.

Đến nay, Bộ Y tế đã cấp phép cho 97 test xét nghiệm SARS-CoV-2, trong đó 35 test xét nghiệm Real-time PCR, 39 test xét nghiệm kháng nguyên (33 test nhanh và 6 test chạy cùng máy xét nghiệm), 23 test xét nghiệm kháng thể (4 test nhanh và 19 test chạy máy).

Đối với xét nghiệm trong các cơ sở y tế công lập, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu việc tính giá xét nghiệm nhanh kháng nguyên căn cứ vào thực thanh thực chi, cụ thể giá được tính toán dựa vào giá kit test, chi phí vật tư tiêu hao liên quan. Việc thanh toán theo kết quả đấu thầu mua sắm được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật đấu thầu.

Đồng thời, Bộ Y tế đã có văn bản hướng dẫn về mức giá của gộp mẫu để giảm chi phí xét nghiệm, đặc biệt là cho các doanh nghiệp.

Bộ Y tế đề nghị đưa test xét nghiệm COVID-19 vào mặt hàng bình ổn giá

Thông tin về việc quản lý giá xét nghiệm nhanh kháng nguyên trong thời gian tới, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nói, Bộ Y tế đã trình Chính phủ Nghị định về quản lý trang thiết bị y tế (bao gồm test xét nghiệm) trong đó yêu cầu các đơn vị phải kê khai giá để công khai, minh bạch trong mua sắm đấu thầu.

Đồng thời, Bộ Y tế đang tổng hợp ý kiến để đề nghị đưa test xét nghiệm COVID-19 vào mặt hàng bình ổn giá bởi vì hiện nay mặt hàng này chưa được quy định trong luật.

Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị cung cấp các sinh phẩm xét nghiệm hàng tuần cập nhật công khai giá lên Cổng công khai giá dịch vụ y tế để đảm bảo tính công khai, minh bạch và tạo điều kiện cho các đơn vị đăng ký để tạo cạnh tranh giá. Các đơn vị, địa phương cũng cần tăng cường công tác giám sát, kiểm tra chặt chẽ việc đấu thầu mua sắm sinh phẩm xét nghiệm cũng như kiểm tra, thanh tra các cơ sở y tế cung cấp dịch vụ xét nghiệm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn khẳng định, cho đến nay Bộ Y tế chưa thực hiện việc mua sắm test kháng nguyên nhanh.

Nói về việc sử dụng test kháng nguyên nhanh trong thời gian qua, Thứ trưởng Bộ Y tế chia sẻ, thực hiện phương châm "4 tại chỗ" nên các đơn vị, địa phương thực hiện việc mua sắm đấu thầu theo quy định. Tuy nhiên, các đơn vị chủ yếu sử dụng test do các đơn vị tài trợ như TP. HCM vừa rồi được tài trợ 10 triệu test. Ngay như Bộ Y tế cũng được các tổ chức quốc tế và các đơn vị tài trợ hơn 10 triệu test để phân bổ cho các địa phương.

Hiệp Nguyễn H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin