Tập yoga kết hợp với sử dụng thảo dược, gia vị tự nhiên là 1 liệu pháp của Ayurveda
Người có nhóm máu nào có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 cao hơn?
Người mắc bệnh tim mạch cần làm gì để bảo vệ mình trong dịch Covid-19?
Điều trị bằng huyết tương: Hy vọng mới cho bệnh nhân nhiễm Covid-19
5 giải pháp đơn giản cải thiện hệ miễn dịch trong mùa COVID-19
Khoa học của Ayurveda
Ayurveda là một hệ thống y học Hindu truyền thống của người Ấn Độ, có niên đại trên 5.000 năm, mang nhiều tiềm năng theo quan điểm y học phương Đông và y học phương Tây.
Số trường hợp bệnh nhân dương tính với virus Corona thể mới (Covid-19) ở Ấn Độ tăng đáng báo động trong những ngày qua. Theo ước tính, trong tuần này Ấn Độ có thể tăng thêm 10.000 trường hợp lây nhiễm Covid-19. Mặc dù các nhà khoa học trên thế giới đã thực hiện nhiều nghiên cứu nhưng vẫn chưa tìm ra cách chữa trị hoặc vaccine cho căn bệnh này.
Trong bối cảnh đó, Bộ AYUSH Ấn Độ đã đưa ra các hướng dẫn người dân thực hành Ayurveda để bảo vệ bản thân khỏi sự lây nhiễm Covid-19. Trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, cách tốt nhất để bảo vệ bản thân là tăng cường khả năng miễn dịch cơ thể, ngăn chặn tất cả mầm bệnh xâm nhập. Đó chính là mục đích của Ayurveda - một trong những liệu pháp chữa bệnh cổ xưa của Ấn Độ.
Ayurveda tập trung vào tăng cường miễn dịch cơ thể, ngăn chặn mầm bệnh
Thực chất, Ayurveda là khoa học của sự sống. Nó hướng con người tận dụng các sản phẩm từ thiên nhiên để duy trì cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc. Cơ sở kiến thức của liệu pháp chữa bệnh cổ xưa này là tập trung vào việc chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật. Ayurveda vận hành theo cơ chế ‘Dinacharya - chế độ hàng ngày và‘ Ritucharya - chế độ theo mùa.
Hướng dẫn Ayurveda của từ Bộ Y học cổ truyền Ấn Độ
Bài thuốc trị ho khan, đau họng
- Phương thuốc Ayurvedic cho ho khan và đau họng: Hãy hít hương thơm của lá bạc hà tươi hoặc hạt thì là Ba Tư (caraway) ít nhất 1 lần/ngày.
- Pha bột đinh hương trộn với đường thốt nốt và uống ít nhất 2 lần/ngày.
Thói quen tốt cho sức khỏe
- Uống nước ấm trong suốt cả ngày.
- Tập yoga, hít thở sâu (pranayama) và thiền ít nhất 30 phút/ngày.
- Sử dụng các loại gia vị phổ biến như nghệ, thì là, rau mùi và tỏi trong nấu ăn để tăng khả năng miễn dịch.
Biên pháp tăng miễn dịch, đề kháng cho cơ thể
- Dùng 10gm (1tsf) Chyavanprash – một loại thuốc cổ truyền của Ấn Độ vào buổi sáng. Nếu bạn bị bệnh đái tháo đường đường, hãy dùng Chyavanprash không đường.
- Uống trà thảo dược/thuốc sắc được làm từ: Húng, quế, hạt tiêu đen, gừng và nho khô 1 – 2 lần/ngày. Để tăng thêm hương vị, bạn có thể thêm đường thốt nốt hoặc nước chanh tươi tùy theo sở thích.
- Uống sữa pha bột nghệ. Pha 1/2 thìa bột nghệ vào 150ml sữa nóng và uống 2 lần/ngày.
Uống trà thảo dược có tác dụng phòng bệnh, giảm căng thẳng và làm đẹp
Các biện pháp vệ sinh, sát khuẩn
- Thoa dầu mè, dầu dừa, bơ tinh vào 2 lỗ mũi vào buổi sáng và buổi tối.
- Súc miệng bằng 1 thìa dầu mè hoặc dầu dừa từ 2 - 3 phút và nhổ ra. Sau đó, bạn có thể súc miệng bằng nước ấm. Thực hiện điều này 2 lần/ngày.
Theo Bộ Y học cổ truyền Ấn Độ, bạn nên thay đổi những thói quen hằng ngày, áp dụng các biên pháp vệ sinh, tăng cường miễn dịch và chăm sóc sức khỏe toàn diện giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của Covid-19.
Bình luận của bạn