Người tiểu đường bị suy thận, huyết áp, mỡ máu cao cần ăn gì?

Chế độ ăn dành cho người tiểu đường nên tối giản nhất có thể, ăn nhiều rau xanh và chia thành các bữa ăn nhỏ trong ngày (ảnh minh họa)

Ngồi thiền có lợi gì cho người bệnh đái tháo đường?

Đâu là chế độ ăn uống tốt cho người tiểu đường type 2?

Bệnh tiểu đường có ảnh hưởng đến sinh lý không?

Bị Parkinson kèm đái tháo đường phải điều trị thế nào?

Dược sỹ trả lời:
Chào bạn,
Vốn dĩ chế độ ăn dành cho người tiểu đường không quá phức tạp, việc ăn uống nên tối giản nhất có thể với chế độ ăn nhiều rau xanh và chia thành các bữa ăn nhỏ trong ngày. Thế nhưng khi mắc kèm các bệnh cơ hội như mỡ máu, huyết áp cao và có thêm biến chứng thận, bạn cần chú trọng đến chế độ ăn hơn. Vì nếu ăn sai cách, đường huyết và biến chứng sẽ tăng nặng. Dưới đây là một số lời khuyên mà chúng tôi dành cho bạn.
Thực đơn cho người bệnh tiểu đường có tăng huyết áp
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh tiểu đường có kèm theo tăng huyết áp cần lưu ý không sử dụng quá 6gr muối mỗi ngày, nếu có cả suy thận kèm theo tăng huyết áp thì lượng muối mỗi ngày không vượt quá 2.3gr. 
Tuy nhiên, rất khó để đong đếm như trên, vì vậy người bệnh nên tránh các đồ ăn chế biến sẵn như giò, chả, thịt nguội… vì trong những thực phẩm này có rất nhiều muối. Bạn cũng nên giảm ăn các món chứa nhiều muối như cà và dưa muối, hạn chế sử dụng các gia vị như nước mắm, mì chính, muối trong bữa ăn hàng ngày.
Người bệnh tiểu đường có mỡ máu cao nên ăn gì
Đối với người bệnh tiểu đường có mỡ máu cao thì nên giảm lượng chất béo trong mỗi bữa ăn. Thay vì tiêu thụ các chất béo xấu có trong thịt mỡ, phủ tạng động vật… bạn nên ăn các chất béo tốt như dầu hạt cải, dầu hướng dương…
Người bệnh nên bổ sung các thực phẩm chống viêm giúp phòng tránh các biến chứng tim mạch. Một số thực phẩm chống viêm như các loại rau họ cải, hành tây, bơ, lưu, chanh, cam, quả óc chó…
Chế độ ăn đối với người bị biến chứng thận
Tương tự như người bệnh tiểu đường có huyết áp cao, những bệnh nhân đã có biến chứng thận và biến chứng tim mạch việc đầu tiên phải ăn giảm muối. 
Đặc biệt, những bệnh nhân có biến chứng thận cần tuân theo chế độ ăn ít đạm. Người bình thường ăn 0.8gr/kg cân nặng nhưng với những bệnh nhân suy thận lượng đạm là 0.6gr/kg.
Như vậy là, trong chế độ ăn hàng ngày của người tiểu đường bị suy thận, huyết áp cao cần để ý đến lượng chất béo, chất đạm và muối. Tuy nhiên, để tránh biến chứng thận nặng lên, cũng như kiểm soát được huyết áp, bạn cũng cần để ý đến lượng nước uống hàng ngày. Ngoài nước từ thực phẩm, mỗi ngày bạn chỉ nên uống nước khi thấy khát. 
Bên cạnh đó, bạn lưu ý sử dụng thuốc đúng giờ, đúng liều và có thể tham khảo sử dụng thêm các sản phẩm giảm và ổn định đường huyết, chẳng hạn như thực phẩm chức năng Glutex.
Chúc bạn sớm khỏe!
Dược sỹ Yến Hoa
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex, với các thành phần lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết lâu dài
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết, từ đó hạn chế các biến chứng thần kinh, viêm loét, nhiễm trùng, tổn thương mắt, võng mạc, bảo vệ thận, khớp, tim mạch… ở người tiểu đường tuýp 2, người tiền tiểu đường, đặc biệt hiệu quả với người mới mắc.
Sử dụng TPBVSK Glutex thường xuyên để giúp cân bằng đường huyết, thảnh thơi sống trọn niềm vui!
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa Tpbvsk Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bác sỹ ơi