Theo bác sĩ Trần Sơn, chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng gan
Podcast: Que tránh thai đi lạc phải làm sao?
Tử vi thứ Bảy (12/4/2025): Bảo Bình sẵn sàng tham gia các hoạt động tình nguyện
Điểm danh các loại thực phẩm nhiều calci hơn sữa
Infographic: Ăn uống thế nào để cải thiện sức khỏe tinh thần?
Bác sĩ Trần Sơn cho biết:
Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của gan. Một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng vitamin và khoáng chất, ít chất béo xấu và hạn chế thực phẩm độc hại sẽ giúp gan khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả hơn.
Ngược lại, nếu thường xuyên sử dụng thực phẩm kém chất lượng, chứa nhiều dầu mỡ, đường tinh luyện, rượu bia hoặc các chất phụ gia độc hại, gan sẽ phải hoạt động quá tải để xử lý. Về lâu dài, tình trạng quá tải có thể khiến gan bị tổn thương, dẫn đến các bệnh lý như viêm gan, gan nhiễm mỡ, thậm chí xơ gan.
Điều quan trọng, việc bảo vệ gan không cần đợi đến khi có bệnh mới chữa, mà nên bắt đầu từ những bữa ăn hàng ngày. Sau đây là một số loại thực phẩm nên ăn và nên tránh để bảo vệ gan hiệu quả, bao gồm:
Các loại thực phẩm nên ăn:
Nhóm rau củ quả, trái cây:
- Cà rốt: Cà rốt chứa nhiều vitamin A, cùng các vitamin K, C, kali, chất xơ, calci và sắt. Những thành phần này giúp cải thiện chức năng gan, giảm nóng trong và tăng cường miễn dịch.
- Bông cải xanh: Chứa enzyme glucosinolate, giúp gan sản xuất thêm enzyme giải độc và ngăn ngừa nguy cơ ung thư gan.
- Rau lá xanh (cải bó xôi, mồng tơi, rau ngót, cải thìa…): Giàu chất xơ, vitamin và diệp lục, giúp gan trung hòa các hóa chất, hợp chất độc hại. Từ đó, hỗ trợ gan loại bỏ độc tố, nâng cao chức năng hoạt động.
- Củ dền: Sắc tố betacyanin trong củ dền giúp giảm căng thẳng, tăng cường giải độc, đặc biệt là các kim loại nặng.
- Củ cải đường: Giàu beta-caroten, giúp phục hồi chức năng gan, hỗ trợ tiêu hóa, chống viêm và ổn định huyết áp.
- Táo: Nhiều vitamin A, C, chất xơ hòa tan pectin – hỗ trợ đào thải độc tố và tăng cường chức năng gan.
- Đu đủ, bí ngô, cà chua, chuối, dưa hấu: Giàu vitamin, chất chống oxy hóa, kali – giúp phục hồi tổn thương gan và ổn định quá trình trao đổi chất.
- Quả mọng: Nhiều anthocyanin, resveratrol – chống viêm, chống oxy hóa, giảm nguy cơ tổn thương gan.
- Bưởi: Giúp gan loại bỏ độc tố trong máu, tăng sức đề kháng, hạn chế suy giảm chức năng gan do nóng trong.
- Trái cây họ cam – quýt: Chống oxy hóa, thải độc, tăng sức đề kháng, bảo vệ gan khỏi suy giảm chức năng.
Nhóm gia vị, thảo dược:
- Hành tỏi: Giàu chất chống oxy hóa như selen, allicin, giúp kháng viêm, giải độc gan hiệu quả.
- Nghệ: Curcumin trong nghệ tăng cường miễn dịch, hỗ trợ phân giải độc tố và thúc đẩy hoạt động tuyến mật.
- Atiso: Hỗ trợ loại bỏ cholesterol xấu và mỡ dư thừa; đồng thời chứa silymarin và cynarin giúp giải độc và cải thiện chức năng gan.
- Rau má, lá mã đề, bồ công anh, hoa cúc: Có tính mát, hỗ trợ giải độc, giảm căng thẳng, cải thiện chức năng gan và làm đẹp da.
- Mướp đắng (khổ qua): Trong Đông y, mướp đắng được xem là vị thuốc mát gan nhờ tính lạnh, vị đắng, không độc, giúp tiêu khát, thanh nhiệt. Nhờ giàu sắt, photpho, magne, calci, kali, vitamin A, C, E, B9… mướp đắng còn hỗ trợ điều trị viêm gan siêu vi và cải thiện chức năng gan.
Nhóm hạt, đậu, dầu ăn:
- Các loại đậu: Chứa nhiều khoáng chất, vitamin, chất xơ – hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc và phòng ngừa béo phì.
- Quả óc chó: Cung cấp arginine, omega-3, glutathione – giúp giải độc và bảo vệ gan khỏi tổn thương.
- Các loại hạt: Hướng dương, hạnh nhân, hạt dẻ… giàu vitamin E và chất béo tốt, hỗ trợ gan đào thải độc tố.
- Dầu oliu: Chứa cholesterol tốt và acid béo hữu ích, giúp gan giải độc và giảm áp lực chuyển hóa chất béo.
Nhóm thực phẩm giàu đạm lành mạnh:
- Cá béo (cá hồi, cá thu, cá ngừ): Giàu omega-3 và vitamin D, có tác dụng chống viêm, phòng ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ
Nhóm đồ uống có lợi:
- Nước chanh ấm: Giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ giảm cân và bổ sung vitamin C cho gan.
- Trà xanh: Giàu catechin và epigallocatechin-3-gallate (EGCG), có khả năng chống oxy hóa, kháng viêm và giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ không do rượu, phòng ngừa ung thư gan hiệu quả.
- Cà phê: Có tác dụng bảo vệ gan, chống oxy hóa và hỗ trợ giải độc – cả loại có và không có caffeine đều hữu ích.
Các loại thực phẩm cần tránh gồm:
1. Rượu bia, đồ uống có cồn: Là nguyên nhân hàng đầu gây viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan và ung thư gan do gan phải làm việc quá sức để đào thải cồn.
2. Thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên rán: Gây tích tụ glycogen, chất béo trong gan, dễ dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ.
3. Đồ ăn, thức uống nhiều đường: Đặc biệt là đường fructose làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ. Người uống nước ngọt mỗi ngày có nguy cơ gan nhiễm mỡ cao hơn 50%.
4. Thịt đỏ, thịt chế biến sẵn: Làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ và ung thư gan.
5. Thức ăn nhiều muối, gia vị: Gây tích nước, phù nề, cản trở chức năng đào thải độc tố của gan.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì và hỗ trợ chức năng gan. Tuy nhiên, dinh dưỡng chỉ là một phần trong quá trình bảo vệ gan. Việc kết hợp chế độ ăn lành mạnh với thói quen vận động, kiểm soát cân nặng và nghỉ ngơi hợp lý sẽ mang lại hiệu quả bền vững hơn trong việc phòng ngừa các bệnh lý về gan.
Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng bất thường hoặc có yếu tố nguy cơ, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và can thiệp kịp thời.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn