- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Bệnh tiểu đường có thể làm ảnh hưởng tới nhu cầu tâm sinh lý của cả nam và nữ giới.
Làm sao phòng ngừa biến chứng tim mạch cho người bệnh đái tháo đường?
Mắc đái tháo đường có ăn được mì tôm không?
Có cách nào trị tận gốc bệnh đái tháo đường không?
Trả lời:
Chào bạn,
Bạn không nói rõ giới tính của bạn là nam hay nữ, vì chúng tôi xin trả lời câu hỏi này cho cả hai giới.
Bệnh tiểu đường có thể làm ảnh hưởng tới nhu cầu tâm sinh lý của cả nam và nữ giới. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này, điều quan trọng là bạn có thể nhận diện sớm và biết cách khắc phục các biến chứng này.
Ảnh hưởng chung của bệnh tiểu đường đến sinh lý
Vấn đề liên quan khi mắc bệnh tiểu đường dù là nam hay nữ đó là giảm ham muốn, thậm chí là mất ham muốn tình dục. Nguyên nhân là do quá trình đường huyết lâu ngày có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh, mạch máu. Ngoài ra, còn có một số yếu tố nguy cơ khác chẳng hạn như:
- Do tác dụng phụ của thuốc huyết áp hoặc thuốc điều trị trầm cảm
- Cơ thể luôn trong trạng thái thiếu năng lượng
- Trầm cảm
- Thay đổi nội tiết tố
- Căng thẳng, lo lắng kéo dài
Ảnh hưởng nam giới bao gồm:
Rối loạn cương là biến chứng phổ biến nhất khi nam giới mắc bệnh tiểu đường. Theo thống kê, có đến hơn 50% nam giới phát hiện biến chứng rối loạn cương khi mới được chẩn đoán bệnh tiểu đường.
Các biến chứng về tình dục khi mắc bệnh tiểu đường có thể khiến người bệnh bực bội, gây hoang mang và lo lắng.
Không thể đạt được hoặc duy trì sự cương cứng cho đến khi xuất tinh ở nam giới được cho là ảnh hưởng bởi quá trình tổn thương hệ thống thần kinh và mạch máu. Bên cạnh đó, tác dụng phục của một số loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường có thể làm thay đổi nồng độ testosterone.
Một biến chứng hiếm gặp hơn là hiện tượng xuất tinh ngược. Có nghĩa là thay vì tinh dịch đi ra ngoài thông qua niệu đạo khi xuất tinh thì lại đi ngược vào bàng quang. Mặc dù khi đó nam giới vẫn đạt cực khoái, nhưng tinh dịch xuất ra ngoài sẽ rất ít hoặc không có.
Ảnh hưởng nữ giới bao gồm:
Đối với nữ giới, khô âm đạo là biến chứng thường gặp nhất khi mắc bệnh tiểu đường. Đây là hệ quả của việc thay đổi nội tiết tố hoặc giảm lưu lượng máu đến bộ phận sinh dục.
Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường có tỷ lệ nhiễm trùng âm đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiễm nấm bộ phận sinh dục cao hơn người bình thường. Biến chứng này có thể khiến họ đau đớn, giảm khoái cảm khi quan hệ dịch dục. Ngoài ra, tổn thương hệ thần thần kinh bàng quang cũng có thể dẫn tới hiện tượng không tự chủ được việc tiểu tiện trong việc quan hệ.
Biện pháp ngăn ngừa bệnh tiểu đường type 2 ảnh hưởng tới sinh lý
Các biến chứng về tình dục mà bạn gặp phải khi mắc bệnh tiểu đường có thể khiến bạn bực bội, gây hoang mang và lo lắng. Đôi khi bạn cảm thấy rằng từ bỏ quan hệ tình dục còn dễ hơn việc bạn tìm cách đối phó với những biến chứng này.
Thế nhưng vẫn có nhiều cách giúp bạn có đời sống tình dục viên mãn. Thay đổi lối sống, sử dụng thuốc, trao đổi thẳng thắn với bạn đời có thể giúp bạn.
Thay đổi thời gian quan hệ: Nếu bạn thấy mệt mỏi, không đủ năng lượng, hãy thử quan hệ tình dục vào thời điểm khác trong ngày, khi năng lượng của bạn đang tích cực nhất. Ban đêm đôi khi không phải là thời điểm thích hợp với một vài người, do sau một ngày dài hoạt động, họ dễ mệt mỏi. Do đó, hãy thử thay đổi thời gian vào sáng sớm hoặc buổi chiều. Nếu chúng tốt hơn, bạn có thể duy trì.
Sử dụng chất bôi trơn: Phụ nữ khi bị khô âm đạo có thể cần đến sự trợ giúp của các chất bôi trơn. Chúng sẽ giúp làm giảm đau rát khi quan hệ, hỗ trợ bạn trong việc đạt được cực khoái.
Sử dụng thuốc: Phụ nữ khi bị viêm, nhiễm nấm cần đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra, sau đó cho dùng thuốc điều trị. Với nam giới bị rối loạn cương có thể sử dụng thuốc cường dương hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, cần được sự đồng ý của bác sĩ mới nên sử dụng thuốc.
Kiểm soát tốt đường huyết: Đường huyết là một trong những tiêu chí rất quan trọng ảnh hưởng đến việc kiểm soát biến chứng tiểu đường. Do đó, duy trì đường huyết ổn định là mục tiêu giúp cải thiện và phòng ngừa nguy cơ biến chứng.
Ngoài các phương pháp liên quan đến việc dùng thuốc, chế độ ăn uống, tập luyện, sử dụng thêm thực phẩm chức năng giúp hạ và ổn định đường huyết cũng được các chuyên gia đánh giá cao.
Chúc bạn sức khỏe!
Dược sỹ Lê Giang
Gợi ý thực phẩm chức năng tốt cho người tiểu đường: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex, với các thành phần lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết lâu dài
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết, từ đó hạn chế các biến chứng thần kinh, viêm loét, nhiễm trùng, tổn thương mắt, võng mạc, bảo vệ thận, khớp, tim mạch… ở người tiểu đường tuýp 2, người tiền tiểu đường, đặc biệt hiệu quả với người mới mắc.
Sử dụng Tpcn Glutex thường xuyên để giúp sống vui, sống khỏe cùng bệnh tiểu đường!
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa Tpbvsk Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085
(*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh).
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết, từ đó hạn chế các biến chứng thần kinh, viêm loét, nhiễm trùng, tổn thương mắt, võng mạc, bảo vệ thận, khớp, tim mạch… ở người tiểu đường tuýp 2, người tiền tiểu đường, đặc biệt hiệu quả với người mới mắc.
Sử dụng Tpcn Glutex thường xuyên để giúp sống vui, sống khỏe cùng bệnh tiểu đường!
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa Tpbvsk Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085
(*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh).
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Sung mãn
Bình luận của bạn