Thiếu máu là tình trạng cơ thể thiếu các tế bào hồng cầu
Người bị thiếu máu, loãng xương có nên dùng thực phẩm bổ sung?
Cải thiện thị lực, ngăn ngừa thiếu máu bằng ớt chuông đỏ
Triệu chứng của bệnh thiếu máu não là gì?
Làm sao để cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ?
Nguyên nhân gây thiếu máu
Mất máu
Nguyên nhân dẫn đến mất máu có thể bắt nguồn từ:
- Phụ nữ trải qua quá trình rối loạn kinh nguyệt gây chảy máu nhiều.
- Những người bị chảy máu do viêm loét hoặc ung thư dạ dày.
- Biến chứng của các chấn thương vật lý hoặc phẫu thuật.
Sản xuất hồng cầu thấp
Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tế bào hồng cầu, bao gồm:
- Chế độ ăn uống: Khi ăn thiếu các thực phẩm chứa sắt, axit folic, vitamin B12 và các chất dinh dưỡng cần thiết khác sẽ làm hạn chế việc sản xuất tế bào hồng cầu.
- Tình trạng sức khỏe: Các bệnh mãn tính như ung thư, đái tháo đường, thận, HIV/AIDS có thế cản trở khả năng sản xuất hồng cầu của cơ thể.
Tăng phá hủy hồng cầu
Vòng đời của một tế bào hồng cầu kéo dài 120 ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng có thể “chết” trước khi hoàn thành vòng đời tự nhiên bởi nhiều yếu tố. Trong đó, thiếu máu tán huyết do tự miễn là vấn đề thường gặp nhất, diễn ra khi hệ miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào hồng cầu khỏe mạnh.
Triệu chứng thiếu máu
- Hoa mắt, chóng mặt, da nhợt nhạt.
- Mệt mỏi hay cáu gắt.
- Hồi hộp, nhịp tim không đều.
- Không tập trung vào công việc.
- Đau ngực
- Đối với Phụ nữ có thể rối loạn chậm kinh nguyệt hoặc vô kinh.
Với những trường hợp thiếu máu nhẹ thường rất khó để nhận biết. Đa phần những trường hợp này thường được phát hiện qua thăm khám sức khỏe định kỳ.
Ngược lại, những trường hợp bị thiếu máu nặng hoặc thiếu máu kéo dài không điều trị, có thể gây tổn thương tim, não và các cơ quan khác trong cơ thể bạn. Thậm chí tình trạng thiếu máu rất nghiêm trọng có thể gây tử vong.
Cách phòng ngừa bệnh
- Chế độ ăn khoa học: Khi ăn cần đảm bảo các chất đạm, đường, béo, chất xơ… hạn chế các gia vị nhân tạo, hương liệu và dầu mỡ.
- Lối sống lành mạnh: Thường xuyên tập thể dục, thể thao và tránh các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
- Phụ nữ mang thai cần bổ sung sắt.
- Đối với phụ nữ cần lưu ý đến chu kỳ kinh nguyệt của mình, bổ sung thêm sắt uống và ăn các thực phẩm nhiều sắt khi cần.
- Khám sức khỏe ít nhất 1 lần/năm phát hiện bệnh sớm nhất để có biện pháp điều trị kịp thời.
Bình luận của bạn