Khi nào vi khuẩn HP gây ra ung thư dạ dày?

Vi khuẩn HP là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày

Cảnh báo nguy cơ ung thư dạ dày vì vi khuẩn HP

Những thay đổi nhỏ giúp phòng tránh ung thư dạ dày

Lần đầu tiên thử nghiệm lâm sàng thuốc điều trị ung thư dạ dày di căn

Bước tiến mới để phát triển vaccine phòng ngừa ung thư dạ dày

Mặc dù vi khuẩn HP khá phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về chúng. Nhiều người nghĩ rằng sự có mặt của vi khuẩn HP trong dạ dày chắc chắn là có hại, thậm chí cứ nhiễm vi khuẩn HP là bị ung thư dạ dày. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng vi khuẩn HP là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày chứ không phải ai nhiễm vi khuẩn HP cũng sẽ bị ung thư dạ dày

Những hiểu lầm phổ biến về vi khuẩn HP

Nhiều người cứ đau bụng là nghĩ mình bị đau dạ dày và tự ý dùng thuốc

Thực tế, các nhà khoa học nhận thấy vi khuẩn HP trong một số trường hợp không hẳn có hại. Nếu không gây ra các triệu chứng về dạ dày như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn ói... thì sự có mặt của vi khuẩn HP giống như một vi khuẩn cộng sinh, đôi khi lại có một số tác dụng đối với cơ thể. Chẳng hạn, người nhiễm HP ít bị các nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường ruột do HP tiết ra các chất ngăn chặn vi khuẩn khác phát triển. Ngoài ra các triệu chứng trào ngược hay những bệnh lý về dị ứng như với phấn hoa, bụi phấn... cũng giảm.

Một sai lầm thường gặp nữa được bác sỹ Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa (Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ là: “Chính vì người Việt có thói quen “tự chẩn đoán bệnh, tự mua thuốc uống” khi có dấu hiệu đau bụng, đầy hơi, khó tiêu họ nghĩ ngay đau dạ dày, tự mua vài liều thuốc về uống, thấy đỡ rồi thôi nên tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh điều trị vi khuẩn HP ở Việt Nam khá cao. Nhiều loại thuốc điều trị HP tại các nước đạt hiệu quả lên đến 80 - 90% thì ở Việt Nam tỷ lệ thành công thấp hơn, thậm chí có những loại thuốc tỷ lệ thành công trong điều trị chỉ còn khoảng 50%”.

Nhiều người còn cho rằng cứ nhiễm vi khuẩn HP là bị ung thư dạ dày. Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Duy Thắng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật cho biết, vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày chứ không phải ai mắc vi khuẩn HP cũng bị ung thư dạ dày. Bởi theo nghiên cứu của Bệnh viện K, có 200 loại HP khác nhau, chỉ một số loại mang gene CagA có độc lực cao, tăng nguy cơ ung thư. Khi mắc vi khuẩn HP, bệnh nhân có thể làm xét nghiệm vi khuẩn HP thuộc nhóm có độc lực mang gene CagA hay không. Trên thực tế, có đến 80% người trên 50 tuổi có mang vi khuẩn HP nhưng không phải ai cũng bị ung thư dạ dày.

Vì vậy, các chuyên gia khuyên người dân không nên quá lo lắng mà nên đến các trung tâm y tế uy tín xét nghiệm để biết mình có nhiễm vi khuẩn HP không và thuộc chủng nào để có biện pháp xử lí cho thích hợp. Cũng không nên suy nghĩ là “nhiễm vi khuẩn HP thì không cần điều trị” bởi khi đó, HP sẽ tiếp tục gây tổn thương niêm mạc dày dày gây ra hiện tượng đau, dần dần bệnh sẽ chuyển sang viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày hoặc ung thư dạ dày.

Vi khuẩn HP có chữa khỏi được không?

Vi khuẩn HP hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu tuân thủ phác đồ và có lối sống lành mạnh

Vi khuẩn HP có trị được hết không và điều trị vi khuẩn HP mất bao lâu là băn khoăn của không ít người mắc phải vi khuẩn này và có ý định chữa trị. Thông thường, việc sử dụng thuốc kháng sinh điều trị HP cần kéo dài trong ít nhất 2 tuần và có thể điều trị duy trì trong 4 - 8 tuần sau đó để chữa khỏi hẳn viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên, vi khuẩn HP rất dễ kháng thuốc.

Việc chữa trị có khỏi hay không và điều trị trong bao lâu còn phụ thuộc vào ý thức của người bệnh. Nếu sau khi hoàn thành phác đồ điều trị, người bệnh không chú ý đến lối sống và chế độ ăn uống hàng ngày như: Thường xuyên thức khuya, stress, uống nhiều bia rượu,... thì quá trình điều trị sẽ kéo dài và tình trạng viêm đau dạ dày vẫn tiếp diễn. Vi khuẩn HP hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu tuân thủ phác đồ và có lối sống lành mạnh.

Ngoài ra, PGS.TS Nguyễn Duy Thắng khuyến cáo, những người bị nhiễm vi khuẩn HP nên hạn chế ăn đồ chua, cay, hạn chế uống rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá...và không tự ý sử dụng kháng sinh. Người bệnh nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, chỉ test và diệt HP khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Hiện nay, do tình trạng kháng kháng sinh của HP ngày càng gia tăng, điều này đặt ra nhiều thách thức trong việc điều trị loại bỏ HP. Nắm được tình trạng này, tiến sĩ vi sinh học Christine Lang đã nghiên cứu và phân lập thành công Pylopass - một chủng vi khuẩn thuộc họ Lactobacillus có ái tính với vi khuẩn HP, từ đó giúp nhận biết, gắn kết và thải trừ vi khuẩn HP ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên. Kết hợp sử dụng các chế phẩm chứa thành phần Pylopass với phác đồ điều trị sẽ mang lại kết quả khả quan, làm giảm đáng kể vi khuẩn HP và hạn chế, loại bỏ được cả chủng HP kháng thuốc.

Nguyên Hương H+

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ DeHP với thành phần chính là Pylopass có khả năng nhận biết cấu trúc đặc hiệu trên màng tế bào vi khuẩn HP, từ đó gắn kết với HP thành một tập hợp và đào thải một cách tự nhiên qua đường tiêu hoá mà không làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra, DeHP còn bổ sung chiết xuất cam thảo và curcuminoid hiệp đồng tác dụng trong việc hỗ trợ giảm vi khuẩn HP và hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh dạ dày.

Bộ sản phẩm DeHP dạng viên và DeHP kids dạng cốm vị ngọt hương cam mang đến sự lựa chọn đa dạng cho người dùng, an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng.

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ 19006436 để được Dược sĩ tư vấn hoặc truy cập website dehp.vn

Số GPQC: 00657/2019/ATTP-XNQC
Thương nhân sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM GIA NGUYỄN. Tiếp thị và phân phối: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VIỆT ĐỨC
H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa