10 dấu hiệu cảnh báo bệnh vẩy nến thường gặp

Nên điều trị vẩy nến càng sớm càng tốt để tránh biến chứng nghiêm trọng

7 yếu tố không ngờ kích hoạt vẩy nến

Quả mơ có tác dụng gì với bệnh vẩy nến?

Làm thế nào để nhận biết vẩy nến da đầu?

Bị vảy nến nên ăn gì để bệnh không nặng thêm?

Phát ban đỏ 

Các mảng da đỏ, viêm là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh vẩy nến. Tùy thuộc vào loại bệnh vẩy nến mà các nốt phát ban có thể lan rộng hoặc giới hạn ở một số khu vực của cơ thể. 

Những tổn thương da có thể xảy ra ở bất cứ khu vực nào trên cơ thể nhưng thường tập trung tại khuỷu tay, đầu gối hoặc da đầu. Đôi khi, bạn cũng bị nổi các mảng đỏ trên mặt, đặc biệt là lông mày, trán, chân tóc và khu vực giữa mũi và môi trên. Nếu bị bệnh vẩy nến trên da đầu, bạn có thể nhận thấy các mảng đỏ bong tróc và thậm chí là rụng tóc tạm thời.

Phát ban đỏ trên da có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh vẩy nến

Da dày lên 

Nếu bị vẩy nến mảng bám, bạn có thể nhận thấy vùng da vị viêm dày hơn so với vùng không mắc bệnh tại khuỷu tay, đầu gối hoặc da đầu. Đôi khi, bạn cũng bị nổi các mảng đỏ trên mặt, đặc biệt là lông mày, trán, chân tóc và khu vực giữa mũi và môi trên. Nếu bị bệnh vẩy nến trên da đầu, bạn có thể nhận thấy các mảng đỏ bong tróc và thậm chí là rụng tóc tạm thời.

Vẩy trắng trên da 

Người bị vẩy nến mảng bám thường bị phát ban đỏ và vẩy trắng trên da. Những vẩy trắng này có thể bong ra, tuy nhiên, nếu bạn gãi nhiều thì chúng có thể bị chảy máu.

Da khô và bong tróc

Da khô và bong tróc, chảy máu có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh vẩy nến. Những người bị bệnh vẩy nến da đầu thường bị bong tróc da đầu. Vảy trắng do vẩy nến thường khác với gàu.

Da khô và bong tróc, chảy máu có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh vẩy nến

Cứng hoặc sưng khớp 

Đau và cứng khớp, đặc biệt là khi bạn vừa thức dậy hoặc sau khi ngồi trong thời gian dài có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm khớp vẩy nến. Đây là một loại viêm khớp thường ảnh hưởng đến người bị vẩy nến. Các triệu chứng cứng khớp, sưng khớp thường xuất hiện sau nhiều năm mắc bệnh vẩy nến. Tuy nhiên, nó có thể xảy ra cùng lúc hoặc trước khi xuất hiện các triệu chứng về da.

Móng tay bị thay đổi

Người bị vẩy nến có thể xuất hiện một số thay đổi ở móng tay như rỗ, đổi màu thành trắng bạc hoặc vàng nhạt,…

Kết quả hình ảnh cho móng tay bị rỗMóng tay bị rỗ có thể là dấu hiệu cảnh báo vẩy nến

Đốm nhỏ trên tay

Những đốm nhỏ màu đỏ hình giọt nước hoặc mảng vảy trên cánh tay, chân, thân hoặc da đầu là dấu hiệu của bệnh vẩy nến thể giọt. Loại bệnh vẩy nến này chủ yếu ảnh hưởng đến thanh thiếu niên và trẻ nhỏ sau khi bị nhiễm vi khuẩn, như viêm họng liên cầu khuẩn. 

Mụn nước chứa mủ

Da sưng viêm đỏ và có các mụn đầu mủ trắng có thể là dấu hiệu của bệnh vẩy nến mủ. Vẩy nến thể mủ thường xảy ra ở lòng bàn tay hoặc bàn chân.

Sốt, ớn lạnh

Người mắc bệnh vẩy nến toàn thân có thể xuất hiện các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, ngứa dữ dội.

Người mắc bệnh vẩy nến toàn thân có thể xuất hiện các triệu chứng như sốt, ớn lạnh

Đỏ da

Bệnh vẩy nến đảo ngược (còn gọi là bệnh vẩy nến kẽ) là dạng vẩy nến thường xuất hiện ở các nếp gấp da như nách, háng, nếp da ngực, bụng, sau đầu gối,…

Cải thiện triệu chứng vẩy nến hiệu quả nhờ sản phẩm thảo dược

Hiện nay, vẩy nến chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, người bệnh có thể dùng thuốc kết hợp các biện pháp thay đổi lối sống khoa học, lành mạnh để kiểm soát và quản lý triệu chứng bệnh hiệu quả.

Bên cạnh đó, giới chuyên gia cũng khuyến khích người bị vẩy nến sử dụng thêm các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị vẩy nến hiệu quả, an toàn, không gây tác dụng phụ, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe dạng viên uống có thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa hiệu quả vẩy nến tái phát. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng kem bôi da dược liệu có thành phần chính là chitosan, kết hợp với phá cố chỉ, ba chạc,.. giúp dưỡng ẩm, làm mềm mịn da, từ đó cải thiện các triệu chứng bệnh hiệu quả.

Thanh Tú H+ (Theo Health)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang - sản phẩm dành cho người bị lupus ban đỏ, vẩy nến
TPBVSK Kim Miễn Khang là sản phẩm với nguồn gốc từ thiên nhiên với thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với các thành phần khác như: L-carnitine fumarate, nhàu, bạch thược, hoàng bá, thổ phục linh, nhũ hương giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa triệu chứng các bệnh tự miễn như: lupus ban đỏ, bệnh vẩy nến; Hỗ trợ giúp tăng cường năng lượng cho tế bào, hỗ trợ phục hồi và điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể trong các bệnh tự miễn dịch.
Để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên sử dụng một ngày 2 lần, mỗi lần 4-5 viên, uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn 1 giờ và dùng từng đợt liên tục từ 1-3 tháng.
XNQC: 01852/2017/ ATTP-XNQC
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu