- Nguy cơ sảy thai cao. Các bác sĩ sản khoa tiết lộ rằng mẹ mang song thai thường phải làm nhiều xét nghiệm hơn so với các thai phụ khác. Đi kèm với đó là nguy cơ sảy thai sau khi bị chọc nước ối, khoảng 1/500 ca so với 1/1000 ca sinh đơn.
- Nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ cao hơn. Nguy cơ tiểu đường với mẹ mang song thai sẽ cao hơn nhiều so với mẹ mang đơn thai. Vì khi mang thai đơn, chị em sẽ phải bồi bổ nhiều và tăng cân nhiều. Khi đó nguy cơ đẻ mổ cũng sẽ cao hơn. Mặc dù vậy, một tin vui là dù mẹ có mắc tiểu đường thai kỳ nhưng hai bé sẽ không có nguy cơ bị tiểu đường vì dinh dưỡng này sẽ được chia cho hai bé chứ không phải một bé như mẹ mang đơn thai.
- Khó cảm nhận chuyển động của thai nhi. Thông thường khi mang bầu đơn thai, chị em sẽ dễ dàng nhận thấy những chuyển động của con yêu ở tuần thứ 16-20 của thai kỳ. Tuy nhiên, khi mang bầu song thai bạn không dễ dàng nhận ra được những cú đạp này. Phải từ ngoài tuần thứ 20, các mẹ mới nhận ra được dấu hiệu này do hai bé song thai cũng nhỏ và chật chội trong bụng mẹ hơn.
- Nguy cơ tiền sản giật cao hơn. Cảnh báo với chị em mang song thai là nguy cơ bị tiền sản giật sẽ cao hơn rất nhiều đấy. Tiền sản giật được bắt đầu với chứng huyết áp cao và protein trong nước tiểu cao. Biểu hiện của căn bệnh này là sưng phù bàn chân, tay và mặt. Tiền sản giật là vô cùng nguy hiểm.
- Ốm nghén trầm trọng hơn. Một trong những biểu hiện dễ thấy nhất của mẹ mang thai đôi là tình trạng ốm nghén sẽ trầm trọng hơn rất nhiều. Nguyên nhân được cho là do hormone gonadotropin ở mẹ mang song thai sẽ cao hơn. Vì vậy chị em sẽ thường xuyên có cảm giác buồn nôn, nôn ói đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ.
- Chuyển dạ sớm hơn. Hầu hết các bà mẹ mang thai đôi thường sinh nở ở tuần 36-37 của thai kỳ chứ rất hiếm người có thể chờ đến tuần 40. Trên thực tế, nếu các cặp song sinh ra đời sau tuần 34 đều được an toàn bởi sự chăm sóc của các bác sĩ khoa sản. Những cặp song sinh cũng thường phải đối mặt với nguy cơ xấu về đường hô hấp vì chúng chào đời sớm hơn ngày dự sinh. Các bé cũng thường nhẹ cân hơn so với bé sinh thường.
- Sinh mổ chiếm khả năng lớn. Khả năng phải sinh mổ chiến đến 80% với các mẹ mang song thai. Ngoài ra, chị em cũng cần biết rằng, tỷ lệ mang thai ngược ở các cặp song sinh là rất phổ biến. Chính vì vậy, những tuần cuối thai kỳ, chị em nên khám thai thường xuyên để chọn được phương pháp đẻ an toàn nhất.
- Nhau tiền đạo: Đây là tình huống mà nhau thai nằm một phần hoặc hoàn toàn choàng qua cổ tử cung và có khả năng ngăn thai nhi di chuyển xuống qua cổ tử cung.
- Người mẹ thiếu máu: tùy thuộc vào lượng sắt và các tế bào hồng cầu trong máu của người mẹ mà có thể gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở và giảm lượng truyền ôxy ở các em bé.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Sung mãn
Bình luận của bạn