102 cơ sở bị đình chỉ và khởi tố 23 vụ vi phạm về ATTP trong năm 2022

Đã ban hành kế hoạch công tác hậu kiểm về ATTP năm 2023 - Ảnh: Báo Hà Nội mới

Ban Bí thư chỉ thị về an toàn thực phẩm trong tình hình mới

VAFF kêu gọi hưởng ứng "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2022"

Cục An toàn thực phẩm phát động Tuần lễ “Dinh dưỡng và Phát triển”

Cục An toàn thực phẩm "mở lại" dịch vụ công trực tuyến

Mới đây, Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về an toàn thực phẩm (ATTP) cho biết trong năm 2022, hoạt động hậu kiểm về ATTP được triển khai từ trung ương đến địa phương, qua đó kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nhiều vụ vi phạm với nhiều hình thức khác nhau.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương và Bộ Công an, trong năm 2022, đã hậu kiểm 381.108 cơ sở, xử lý 233.22 cơ sở với tổng số tiền phạt 157,267 tỷ đồng; trị giá tang vật thu giữ hơn 16,45 tỷ đồng.

Ngoài ra, lực lượng chức năng đình chỉ hoạt động 102 cơ sở, 1.023 cơ sở bị tiêu hủy sản phẩm, tiêu hủy 5.132 loại thực phẩm do không bảo đảm chất lượng (như: Thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hết hạn sử dụng...), khởi tố 23 vụ/21 bị can.

Phát huy những kết quả đã đạt được, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý ATTP, Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về ATTP đã ban hành kế hoạch công tác hậu kiểm về ATTP năm 2023. Cụ thể:

 

Tại tuyến Trung ương, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATTP sẽ triển khai 2 đợt kiểm tra liên ngành vào dịp Tết Quý Mão và mùa lễ hội Xuân năm 2023; Kiểm tra liên ngành trong Tháng hành động vì ATTP năm 2023.

Tại địa phương, Ban Chỉ đạo liên ngành ATTP các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương và triển khai thực hiện kế hoạch hậu kiểm thường xuyên, liên tục về tự công bố sản phẩm, đăng ký bản công bố sản phẩm, sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo, lấy mẫu kiểm nghiệm các sản phẩm, nhóm sản phẩm và theo đúng nguyên tắc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP; Hậu kiểm các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố theo phân công trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các đoàn hậu kiểm của Trung ương khi hậu kiểm trên địa bàn.

Riêng hậu kiểm trong ngành y tế, Bộ Y tế giao Cục ATTP phối hợp các viện, các lực lượng chức năng thuộc Bộ Công an và đơn vị liên quan triển khai hậu kiểm về công bố, sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe; Chỉ đạo cơ quan chức năng thuộc UBND cấp tỉnh hậu kiểm về tự công bố, đăng ký bản công bố sản phẩm, sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo, lấy mẫu kiểm nghiệm các sản phẩm, nhóm sản phẩm.

“Các hoạt động hậu kiểm phải được thực hiện thường xuyên, qua đó xử lý nghiêm trường hợp vi phạm. Ngoài ra, công tác hậu kiểm phải bảo đảm phù hợp tính chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời, đúng pháp luật. Tránh chồng chéo trong hoạt động hậu kiểm. Tiến hành hậu kiểm không cản trở hoạt động bình thường của các tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra”, Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về ATTP nêu rõ.

Lê Tuyết (Theo Báo Chính Phủ)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin