Việt Nam có tỷ lệ người bị béo phì thấp nhất thế giới
Bổ sung chất xơ prebiotics có lợi cho trẻ thừa cân, béo phì
Postbiotics bảo vệ người béo phì khỏi đái tháo đường
Mẹ thừa cân - con dễ bị động kinh
7 cách ngăn ngừa béo phì, tăng cân sau khi cai thuốc lá
Rất nhiều người đang chết dần chết mòn mặc dù họ không hẳn đã bị béo phì. Trong số 4 triệu ca tử vong do khối lượng cơ thể thừa vào năm 2015, có gần 40% trường hợp tử vong xảy ra ở những người có chỉ số cơ thể (BMI) thấp hơn ngưỡng béo phì.
Theo các tác giả của báo cáo được đăng trên Tạp chí The New England Journal of Medicine, những phát hiện này cho thấy “một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng ngày càng tăng và đáng lo ngại trên toàn cầu”.
TS. Christopher Murray, tác giả của nghiên cứu và là Giám đốc Viện Đo lường và Đánh giá y tế (IHME, Mỹ) cho biết: “Những người thừa cân có thể phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư và những bệnh khác có thể đe doạ đến mạng sống”.
Nghiên cứu này trải rộng trên 195 quốc gia và vùng lãnh thổ từ năm 1980 - 2015. Nó dựa trên dữ liệu từ nghiên cứu mới nhất về Gánh nặng bệnh tật toàn cầu (GBD) - một nỗ lực có tính hệ thống, khoa học để định lượng mức độ tổn hại về sức khỏe từ tất cả các căn bệnh chủ yếu, chấn thương và các yếu tố nguy cơ theo tuổi, giới tính và dân số. Với hơn 2.300 cộng tác viên tại 133 quốc gia, nghiên cứu GBD đã tiến hành kiểm tra trên 300 bệnh và chấn thương.
Báo cáo bao gồm các phân tích từ các nghiên cứu khác nhau đề cập tới ảnh hưởng của thừa cân, mối liên quan giữa BMI cao với các loại ung thư: Thực quản, đại tràng và trực tràng, gan, túi mật và đường mật, tuyến tụy, vú, tử cung, buồng trứng, thận và tuyến giáp, cũng như như bệnh bạch cầu. Theo TS. Murray, IHME liên kết với Liên Hợp Quốc cam kết tạo ra những nghiên cứu chuyên sâu hơn về những ảnh hưởng của chứng béo phì và thừa cân.
Theo đó, “Thập kỷ Hành động về Dinh dưỡng của Liên Hợp Quốc” là một sáng kiến để xoá đói, chấm dứt suy dinh dưỡng dưới mọi hình thức (suy dinh dưỡng, thiếu chất dinh dưỡng, thừa cân hoặc béo phì) và giảm gánh nặng của các bệnh không lây nhiễm liên quan đến chế độ ăn uống ở mọi lứa tuổi trong giai đoạn 2016 - 2025 .
Xét trong năm 2015, có tới hơn 2,2 tỷ trẻ em và người lớn trên toàn thế giới (chiếm 30% dân số thế giới) bị thừa cân. Theo kết quả nghiên cứu này, có gần 108 triệu trẻ em và hơn 600 triệu người lớn có chỉ số BMI vượt quá 30 - ngưỡng béo phì. Tỷ lệ béo phì tăng gấp đôi kể từ năm 1980 tại hơn 70 quốc gia và liên tục tăng ở hầu hết các quốc gia còn lại. Mặc dù tỷ lệ béo phì ở trẻ em thấp hơn so với người lớn, nhưng tỷ lệ gia tăng chứng béo phì của trẻ em ở nhiều quốc gia lớn hơn so với người lớn.
Trong số 20 quốc gia đông dân nhất: Hoa Kỳ có mức độ béo phì cao nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên (gần 13%); Ai Cập đứng đầu danh sách béo phì ở người lớn (khoảng 35%); Tỷ lệ béo phì thấp nhất ở Bangladesh và Việt Nam (1%); Các quốc gia có số trẻ béo phì cao nhất là Trung Quốc (15,3 triệu người) và Ấn Độ (14,4 triệu người); Các quốc gia có số người lớn béo phì cao nhất là Hoa Kỳ (79,4 triệu người) và Trung Quốc (57,3 triệu người).
Bình luận của bạn