4 căn bệnh ung thư thường gặp nhưng khó phát hiện sớm

Cần phát hiện sớm ung thư để điều trị hiệu quả

Phát hiện ung thư vú ở nam giới như thế nào?

3 bệnh ung thư hiếm gặp nhưng dễ chết người vì khó phát hiện sớm

5 dấu hiệu ung thư thận cần cảnh giác

Nên làm gì để giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt?

Dưới đây là 4 căn bệnh ung thư thường gặp nhưng khó phát hiện sớm:

Ung thư thận

Ung thư thận có thể khó phát hiện. Và bệnh nhân thường chỉ đi khám khi thấy các triệu chứng như: Đau lưng, mệt mỏi mạn tính, sụt cân không rõ nguyên nhân và máu lẫn trong nước tiểu.

TS. Chris Fikry, Phó chủ tịch Khoa Ung thư của hãng xét nghiệm Quest Diagnostics (Mỹ), giải thích: “Vì thận nằm ở quá sâu bên trong cơ thể, các khối u thận lại quá nhỏ nên không thể được nhìn thấy hoặc phát hiện ra trong các đợt kiểm tra sức khỏe định kỳ. Ngoài ra, vẫn chưa có các xét nghiệm giúp tầm soát ung thư thận ở những người không có nguy cơ cao”.

Bệnh nhân có các điều kiện di truyền nhất định, chẳng hạn như hội chứng Von Hippel-Lindau (VHL), ung thư biểu mô nhú tế bào thận di truyền (HPRCC) và hội chứng Birt-Hogg-Dubé (BHD) có nguy cơ bị ung thư thận cao hơn. Các bác sỹ có thể khuyến cáo những bệnh nhân này nên thực hiện các xét nghiệm hình ảnh thường xuyên như chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để tìm các khối u thận.

Ung thư phổi tế bào không nhỏ

3/4 các ca ung thư phổi được chẩn đoán sau khi các khối u đã di căn. Thông thường, bệnh nhân sẽ chỉ phát hiện ra các triệu khi các khối u trở nên lớn hơn và gây ra ho, viêm phổi, khó thở...

Ung thư phổi tế bào không nhỏ (NSCL) là loại ung thư phổi phổ biến nhất, nhưng rất khó phát hiện sớm vì ung thư phổi giai đoạn đầu thường không có triệu chứng và không được phát hiện bằng chụp X quang ngực.

“Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) và chụp CT có thể hữu ích trong việc chẩn đoán ung thư phổi. Bác sỹ cũng có thể lấy các tế bào ung thư từ dịch tiết phổi, dịch xung quanh phổi, hoặc qua sinh thiết để chẩn đoán xác nhận ung thư ở giai đoạn sau”, TS. Fikry cho hay.

Bệnh nhân mắc bệnh ung thư này có tỷ lệ sống rất thấp nếu được chẩn đoán ở gia đoạn muộn. Vì vậy, những người đã hoặc đang hút thuốc lá nên tiến hành sàng lọc ung thư phổi trong giai đoạn sớm.

Ung thư buồng trứng

Đây là căn bệnh ung thư gây tử vong đứng thứ 5 và là “nỗi ác mộng” của phụ nữ. Giống như các loại ung thư khác, chẩn đoán bệnh sớm có thể giúp các chị em điều trị tốt. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 20% ca ​​ung thư buồng trứng được phát hiện ở giai đoạn sớm.

“Điều này là kích thước và độ căng của khoang bụng. Thực tế là ung thư buồng trứng giai đoạn đầu không biểu hiện các triệu chứng nào. Bệnh thường được phát hiện từ giai đoạn ba hoặc bốn”, Joe O'Connell, Phó Chủ tịch Khoa Ung thư và Huyết học tại Hệ thống sức khỏe inVentiv (Mỹ) cho hay.

Ung thư gan

Ung thư gan giai đoạn đầu thường không xuất hiện các triệu chứng đặc biệt nào. Vậy, tại sao ung thư gan khó phát hiện?

“Nếu khối u nhỏ, rất khó để phát hiện trong các kỳ kiểm tra định kỳ vì hầu hết diện tích gan được bao phủ bởi khung xương sườn bên phải”, TS. Fikry giải thích.

Vẫn chưa có các xét nghiệm sàng lọc ung thư gan được đề nghị cho những người không có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên đi kiểm tra gan nếu gia đình có người từng bị ung thư gan, bạn bị nghiện rượu hoặc đã được chẩn đoán bị virus HPV. 

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Ung thư