Ảnh minh họa
Mũi điện tử “ngửi” thấy nguy cơ ung thư dạ dày
Chó là vật nuôi trung gian gây viêm dạ dày ruột cho người?
Dạ dày có tiếng kêu là bệnh gì?
Mẹo loại bỏ ợ nóng vào ban đêm
Loét dạ dày vì vi khuẩn HP
BS Huỳnh Thị Diễm Kiều, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, nhiễm Helicobacter pylori xảy ra khi loại vi khuẩn gọi là Helicobacter pylori (H. pylori) lây nhiễm vào dạ dày hay một phần đầu của ruột non.
Các triệu chứng khi nhiễm khuẩn H. pylori
Hầu hết các trường hợp nhiễm H. pylori không có dấu hiệu hay triệu chứng. Các triệu chứng có thể xảy ra khi nhiễm H. pylori gồm:
- Đau bụng hoặc nóng rát trong bụng.
- Buồn nôn.
- Nôn mửa.
- Ợ hơi, đầy hơi.
- Sụt cân.
- Khó nuốt.
- Phân có máu hay phân đen mầu hắc ín.
- Chất nôn có máu hoặc chất nôn có màu đen hoặc chất nôn giống như bã cà phê.
Nguyên nhân nhiễm khuẩn H. pylori dạ dày
BS Huỳnh Thị Diễm Kiều cho biết, vi khuẩn H. pylori chủ yếu lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hoặc chất phân. H. pylori cũng có thể lây lan qua nước không được xử lý.
Vi khuẩn H. pylori xâm nhập cơ thể qua miệng và chuyển vào hệ thống tiêu hóa. Dạ dày và acid dạ dày tự nó tạo ra một môi trường không thuận lợi đối với nhiều vi khuẩn. Nhưng vi khuẩn H. pylori đặc biệt thích nghi để tồn tại trong dạ dày. Nó tạo ra một enzyme, thông qua một loạt các quá trình sinh hóa, tạo ra một vùng đệm có độ acid thấp cho chính nó.
Ai dễ nhiễm khuẩn H. pylori dạ dày?
- Những người sống trong điều kiện đông đúc
- Những người sống ở nơi có nguồn nước không đáng tin cậy.
- Sinh sống tại một nước đang phát triển: Những người sống ở các nước đang phát triển, nơi mà điều kiện sống đông đúc và mất vệ sinh có thể phổ biến hơn, có nguy cơ cao nhiễm H. pylori.
- Sống với người bị nhiễm H. pylori: Nếu một người sống với người nhiễm H. pylori, có nhiều khả năng cũng có H. pylori.
Các biến chứng:
Nhiều người bị nhiễm H. pylori sẽ không bao giờ có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng và không bao giờ phát triển các biến chứng. Tuy nhiện, một số trường hợp sẽ phát triển các biến chứng nghiêm trọng.
- Loét dạ dày và ruột non: H. pylori gây nhiễm trùng phần lớn các vết loét.
- Viêm niêm mạc dạ dày: Nhiễm H. pylori có thể kích thích niêm mạc dạ dày, gây viêm (viêm dạ dày).
- Ung thư dạ dày: Nhiễm H. pylori là một yếu tố nguy cơ mạnh cho một số loại ung thư dạ dày, bao gồm adenocarcinoma và niêm mạc dạ dày – mô liên kết, ung thư hạch bạch huyết (MALT).
Khi nào cần điều trị diệt vi khuẩn H. pylori: Không có một khuyến cáo nào của các tổ chức y khoa trên thế giới đề nghị khám tổng quát ở người bình thường để tìm và diệt vi trùng H.Pylori, nhằm phòng ngừa ung thư dạ dày.
Các trường hợp chỉ định điều trị diệt trừ vi trùng H. Pylori:
- Loét dạ dày, loét tá tràng.
- Tiền sử bị loét dạ dày, tá tràng.
- Lymphoma niêm mạc dạ dày.
- Sau khi cắt ung thư dạ dày sớm.
- Có quan hệ huyết thống bậc 1 với người bị ung thư dạ dày (cha mẹ, anh chị em ruột).
- Viêm toàn bộ dạ dày hoặc viêm vùng thân vị do vi trùng H. Pylori.
- Rối loạn tiêu hóa không loét.
- Cần dùng Aspirin lâu dài.
- Viêm teo niêm mạc dạ dày.
- Chuyển sản ruột niêm mạc dạ dày.
- Viêm thực quản trào ngược đòi hỏi cần dùng PPI lâu dài.
- Thiếu máu, thiếu sắt không rõ nguyên nhân.
- Ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn.
- Mong muốn của người bệnh sau khi biết rõ lợi ích và tác dụng phụ của điều trị.
Biện pháp phòng ngừa
Để tránh lây nhiễm H. pylori trong cộng đồng, nên sử dụng nguồn thực phẩm và nước uống hợp vệ sinh. Hạn chế dùng chung chén đũa. Đối với những người bị viêm loét dạ dày – tá tràng do nhiễm H. pylori, cần tuân theo phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra để tránh diễn tiến phức tạp của loại vi khuẩn này đồng thời giảm nguồn lây lan trong cộng đồng.
Đồng thời, điều trị vi khuẩn này cần phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ vì chúng có đặc điểm nằm sâu dưới lớp nhầy và trong môi trường a-xit của dạ dày nên các thuốc kháng sinh dễ bị mất tác dụng, khó thấm qua lớp nhầy để tấn công vi khuẩn. Do đó nếu chữa trị không đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc ngày càng tăng.
Bình luận của bạn