4 nguyên nhân thường gặp gây suy giảm thị lực

Suy giảm thị lực ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và công việc

Đeo kính đọc sách có làm mắt yếu đi?

Nguyên nhân nào khiến bạn bị nhìn mờ?

3 bệnh dị ứng ở mắt gây suy giảm thị lực

Vì sao mắt ngày càng mờ và nhìn kém?

Đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể là nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực. Đục thủy tinh thể có thể gây suy giảm thị lực, mờ mắt, nhạy cảm với ánh sáng, nhìn đôi... Đục thủy tinh thể thường phát triển khi bạn già đi hoặc chấn thương mắt làm thay đổi các mô cấu tạo nên thấu kính trong mắt. Sử dụng các loại thuốc steroid, bệnh đái tháo đường, hút thuốc, béo phì... có thể làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể.

Khi bạn già đi, ống kính trong mắt có thể kém linh hoạt và mờ dần. Theo thời gian, các mô trong ống kính có thể bị vỡ và kết tụ với nhau. Quá trình này có thể làm cho lớp màng bao phủ trên mắt dày hơn và ngăn chặn ánh sáng đi qua các thấu kính và gây suy giảm thị lực. Đục thủy tinh thể có thể được điều trị bằng phẫu thuật đục thủy tinh thể. Ngoài ra, để ngăn ngừa đục thủy tinh thể bạn nên kiểm tra mắt thường xuyên, bỏ thuốc lá, đeo kính râm, hạn chế uống rượu và quản lý các vấn đề sức khỏe khác như bệnh đái tháo đường. 

Đục thủy tinh thể là bệnh thường gặp ở người già

Bệnh tăng nhãn áp 

Tăng nhãn áp là nguyên nhân phổ biến thứ 2 gây mất thị lực. Tăng nhãn áp là tình trạng các dây thần kinh thị giác bị tổn thương do sự tích tụ áp lực bên trong mắt. Áp suất trong mắt nếu tăng quá cao sẽ gây tổn hại các dây thần kinh truyền hình ảnh từ mắt lên não. Tổn thương này nếu kéo dài sẽ dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn và tiến tới mù hoàn toàn trong vài năm nếu không được chữa trị.

Nguyên nhân thường gặp gây tăng nhãn áp là nhiễm trùng mắt nghiêm trọng, chấn thương mắt... Các triệu chứng thường gặp của tăng nhãn áp là đỏ mắt, đau mắt, buồn nôn, mờ mắt hoặc mất thị lực hoàn toàn. Mất thị lực do bệnh tăng nhãn áp không thể điều trị nhưng các triệu chứng của bệnh có thể được kiểm soát nếu tình trạng này được chẩn đoán sớm. Nếu bạn rơi vào nhóm nguy cơ cao mắc bệnh tăng nhãn áp hãy đến gặp bác sỹ nhãn khoa để kiểm tra mắt định kỳ. 

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp: Tuổi tác, bệnh đái tháo đường, chấn thương mắt, sử dụng steroid hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh. Để giảm nguy cơ tăng nhãn áp, bạn nên kiểm soát các yếu tố nguy cơ này. 

Bệnh đái tháo đường

Ở bệnh nhân đái tháo đường, lượng đường huyết cao có thể làm hỏng các mạch máu ở phía sau võng mạc mắt. Theo thời gian, lượng đường huyết tăng cao có thể khiến các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng võng mạc bị tắc nghẽn, cắt đứt nguồn cung cấp máu cho võng mạc. Lúc này, mắt sẽ phải cố hình thành các mạch máu mới nhưng chúng thường không phát triển đúng cách và có thể bị rò rỉ, vỡ và xuất huyết.

Đường huyết tăng cao có thể gây tổn thương các mạch máu mắt

Bệnh võng mạc đái tháo đường có thể phát triển ở cả người bệnh đái tháo đường loại 1 và loại 2. Nếu bị võng mạc đái tháo đường, bạn có thể gặp các triệu chứng như mờ mắt, nhìn thấy các đốm đen trong mắt, suy giảm thị lực hoặc mất thị lực hoàn toàn. Ngoài bệnh đái tháo đường, các yếu tố khác như cholesterol cao, tăng huyết áp và hút thuốc lá cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển tình trạng này. Tuy nhiên, tin tốt là bạn có thể ngăn ngừa bệnh võng mạc đái tháo đường bằng cách kiểm soát lượng đường trong máu, kiểm soát huyết áp, cholesterol và cai thuốc lá. 

Nếu được chẩn đoán sớm, bệnh võng mạc đái tháo đường có thể được điều trị bằng 3 phương pháp:

- Tiêm thuốc chống tăng sinh mạch máu Anti-VEGF (Lucentis).

- Laser quang đông để “niêm phong” các mạch máu bị xuất huyết.

- Phẫu thuật lấy dịch kính (thường áp dụng với các trường hợp nặng).

Các phương pháp này sẽ giúp cải thiện thị lực và giảm nguy cơ mù lòa cho người bệnh đái tháo đường.

Bong võng mạc

Bong võng mạc là tình trạng một lớp mô võng mạc bị kéo ra khỏi vị trí bình thường và khiến các tế bào võng mạc bị tách ra khỏi các mạch máu nuôi dưỡng nó. Triệu chứng thường gặp của bong võng mạc là mờ mắt, mất thị lực một phần, đột ngột xuất hiện ánh đèn chớp khi nhìn sang một bên,... Lão hóa, tiền sử gia đình về tình trạng này, cận thị, phẫu thuật mắt trước đó hoặc chấn thương mắt có thể làm tăng nguy cơ bị bong võng mạc. Nếu không được điều trị sớm, bong võng mạc có thể dẫn đến mất thị lực một phần hoặc toàn bộ. 

Thanh Tú H+ (Theo Thehealthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Mắt