3 bệnh dị ứng ở mắt gây suy giảm thị lực

Một số bệnh dị ứng ở mắt có thể tái phát liên tục và gây suy giảm thị lực

4 lý do khiến bạn bị dị ứng nặng hơn

Bảo vệ con ngươi khỏi đau mắt đỏ

Viêm kết mạc mùa xuân chữa thế nào?

Khốn khổ vì viêm kết mạc mùa xuân

Các bệnh dị ứng ở mắt

Viêm kết mạc dị ứng: Là căn bệnh thường gặp nhất ở mắt, các triệu chứng thường là ngứa mắt, tăng tiết dịch, chảy nước mắt, chảy ken; nặng hơn thì phù nề, co quắp mi, sợ ánh sáng

Viêm giác mạc: Viêm giác mạc là tình trạng mắt bị tổn thương và có thể dẫn đến suy giảm thị lực, nặng hơn có thể dẫn tới mù lòa nếu không được điều trị kịp thời. Biểu hiện dị ứng thường âm thầm và khó nhận biết hơn. Các viêm nhiễm của giác mạc thường do dị ứng với những yếu tố nội sinh như: Viêm giác mạc kẽ do dị ứng độc tố vi khuẩn lao - xoắn khuẩn giang mai, viêm giác mạc dạng nốt do dị ứng liên cầu, viêm giác mạc sau nhiễm virus herpes, thủy đậu, zona

Viêm kết mạc mùa Xuân: Một bệnh dị ứng ở mắt khá thường gặp là viêm kết mạc mùa Xuân. Bệnh này có thể gặp ở các lứa tuổi khác nhau nhưng gặp nhiều nhất ở bé trai, từ 7 - 8 tuổi trở lên. Bệnh thường tái phát theo mùa và hay bị vào mùa Xuân. 

Người bệnh có thể bị ngứa mắt dữ dội khi bị viêm kết mạc dị ứng

Những bệnh nhân có cơ địa dị ứng có khả năng mắc bệnh viêm kết mạc mùa Xuân cao nhất. Ngoài ra các tác nhân gây dị ứng bay trong không khí như phấn hoa, các loại bụi, lông thú vật, côn trùng, hoặc gió, ánh nắng cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh này. Thay đổi thời tiết cũng là điều kiện làm xuất hiện bệnh dị ứng, gây ra viêm kết mạc mùa Xuân.

Ngứa và đỏ cả hai mắt là hai triệu chứng sớm mà người bệnh gặp khi mắc viêm kết mạc mùa Xuân. Khi cảm thấy ngứa mắt, bệnh nhân thường dụi mắt, nhưng càng dụi mắt nhiều thì triệu chứng ngứa càng tăng lên, đồng thời thêm bị cộm mắt và chảy nước mắt nhiều. Khi khám, bác sỹ sẽ thấy mắt bệnh nhân đỏ, phù nề mi và kết mạc. Ở giai đoạn sau của bệnh, bác sỹ có thể thấy tổn thương điển hình của viêm kết mạc mùa Xuân trên kết mạc sụn mi trên của người bệnh.

Thời gian đầu bệnh viêm kết mạc mùa Xuân có thể chưa làm ảnh hưởng đến thị lực, nhưng tuỳ thuộc vào mức độ thương mà thị lực sẽ bị ảnh hưởng. Thông thường, thị lực sẽ giảm sút khi có tổn thương trên giác mạc. Có thể rất dễ bị mù lòa nếu bệnh nhân không đi khám và chữa bệnh tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

Xử trí thế nào khi bị dị ứng mắt

Khi bị dị ứng mắt, việc đầu tiên cần làm là rửa mắt bằng nước lạnh, nước muối sinh lý hoặc nước mắt nhân tạo. Chườm lạnh cũng là phương pháp hữu hiệu để giảm phù mi, giảm ngứa và kích thích do làm co mạch và ổn định màng tế bào có chức năng miễn dịch. Bệnh nhân cần tránh day, dụi, xoa, ấn tại mắt. Bác sỹ nhãn khoa có thể cho dùng các thuốc nhỏ mắt thuộc nhóm co mạch, kháng histamin... Các thuốc này sẽ đẩy lui và giúp giảm nhanh các khó chịu tại mắt. Tuy nhiên, cần lưu ý tuân thủ nghiêm ngặt thời gian dùng và liều lượng thuốc, bởi việc dùng tùy tiện hay lạm dụng các thuốc này có thể gây một số biến chứng như bệnh khô mắt, viêm do bội nhiễm nấm - herpes - vi khuẩn. 

Khi bị dị ứng mắt, người bệnh nên nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cần phát hiện dị nguyên gây dị ứng để tránh tiếp xúc. Kính đeo các dạng tuy không ngăn cản triệt để được dị nguyên xâm nhập vào mắt, nhưng cũng giúp giảm đáng kể nguy cơ bị dị ứng và làm dịu các khó chịu tại mắt do dị ứng. 

Khi thấy khó chịu tại mắt, nên đi khám bác sỹ chuyên khoa, không tự tiện mua thuốc nhỏ. Khi bác sỹ kê đơn thuốc, cần báo cho bác sỹ biết về tiền sử dị ứng của bạn. Ngay cả khi các bác sỹ đã cân nhắc kỹ trước khi kê đơn thì khả năng dị ứng thuốc tra hoặc nhỏ mắt vẫn có thể xảy ra. Trong trường hợp này, nên đem đơn và thuốc đã dùng đến cơ sở chuyên khoa mắt gần nhất để được chẩn đoán điều trị.

Khi thấy khó chịu tại mắt nên đi khám bác sỹ chuyên khoa mắt

Không dụi mắt khi mắt bị ngứa hoặc bất cứ khó chịu nào vì điều này chỉ làm vùng da quanh mắt bị tổn thương và sớm để lại vết nhăn. Thay vào đó, bạn có thể dùng thuốc nhỏ mắt có tính kháng dị ứng, sát khuẩn hoặc có thành phần tương đương với nước mắt. Không nên tự mua các loại thuốc có cortisone để nhỏ mắt vì có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho mắt. Sau khi đã dùng các loại thuốc trên mà triệu chứng không giảm thì phải đi khám bác sỹ chuyên khoa. Ngoài ra còn có các loại viêm kết mạc do dị ứng khác như viêm kết mạc mùa Xuân, dị ứng mắt do bệnh ngoài da... có khi rất nặng, chỉ có bác sỹ mới quyết định phương pháp và thời gian điều trị.

Thanh Tú H+ (Theo Very Well)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Mắt