Điểm mặt 5 nguyên nhân hàng đầu gây bệnh bị hôi miệng

Những nguyên nhân hàng đầu khiến bạn bị hôi miệng

Hôi miệng do dùng thuốc kháng sinh phải làm sao?

Nguyên nhân nào khiến bạn bị hôi miệng và có vị kim loại trong miệng?

Bị hôi miệng: Ăn gì uống gì để hơi thở thơm mát?

5 cách đơn giản giúp giảm hôi miệng tức thì

Hôi miệng do bệnh răng lợi

Nghiên cứu từ Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW cho thấy, 90% tình trạng hôi miệng bắt nguồn từ khoang miệng của bạn. Theo đó, nguyên nhân dẫn đến biểu hiện này là do:

- Thức ăn bám trong các khe kẽ, hay bề mặt răng, lưỡi, tạo điều kiện cho vi khuẩn lên men và phân huỷ, tạo thành hợp chất bay hơi gốc sulfur gây mùi khó chịu.

- Tuyến nước bọt hoạt động kém do mắc hội chứng Sjogren (một bệnh lý tự miễn liên quan đến các tuyến ngoại tiết trong cơ thể như tuyến nước bọt), hoặc tác dụng phụ của thuốc khiến miệng bị khô, acid trong miệng tăng cao, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và kéo theo hơi thở có mùi.

- Nhiễm khuẩn răng miệng, điển hình là: Sâu răng, viêm chân răng, viêm quanh cổ răng, viêm nha chu, áp xe răng,... cũng làm khởi phát tình trạng trên…

Bệnh đường tiêu hóa gây hôi miệng

Chứng trào ngược dạ dày - thực quản có thể khiến tình trạng hôi miệng trở nên nặng nề nhất

Theo chuyên gia nha khoa Trần Việt Mừng, liên quan đến bệnh đường tiêu hóa như chứng trào ngược dạ dày - thực quản, hẹp môn vị, hoặc thoát vị lỗ khuyết đều dẫn tới hôi miệng. Bạn có thể mắc phải chứng ợ nóng, gây cảm giác nóng trong ngực và cổ họng, kèm theo vị chua trong miệng. Tình trạng trên khiến thức ăn kèm dịch tiêu hóa bị trào ra, dẫn đến “mùi đặc trưng” từ hệ tiêu hóa dội ngược lên thực quản và theo miệng thoát ra ngoài. Thực tế, vấn đề này gây ra chứng hôi miệng gần như là nặng nề nhất.

Bên cạnh đó, nhiều người chỉ nghĩ hiện tượng trào ngược chỉ là ợ nóng, khó tiêu, nhưng nhiều trường hợp dịch tiêu hóa có thể trào ngược lên cả xoang mũi, tai, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hệ hô hấp.

Hôi miệng do vấn đề về gan

Gan là bộ phận quan trọng, chịu trách nhiệm chính trong việc thanh lọc, loại bỏ các chất độc để bảo vệ cơ thể. Nhưng khi có bệnh lý ở gan, chẳng hạn như “nóng” gan, xơ gan, viêm gan,... chức năng này sẽ dần yếu đi, khiến chất độc sẽ tồn đọng nhiều, dẫn đến hơi thở có mùi nặng hơn và thậm chí rất khó chịu.

Vì vậy, nếu phát hiện mùi hôi miệng nặng, bạn hãy chú ý ngay đến tình trạng gan của mình để sớm điều trị.

Viêm mũi - xoang khiến hơi thở có mùi

Khi bị viêm mũi – xoang, dịch nhầy từ mũi tiết ra nhiều, sẽ chảy xuống cổ họng và gây ra mùi khó chịu. Hơi thở hôi có thể do nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc dưới, vết loét trong đường hô hấp hay đôi khi còn xuất phát từ các hạt nhỏ từ bệnh viêm amidan hốc mủ. Ở bệnh lý này, do hoạt động của các cơ họng khi nhai nuốt, cùng sự cọ xát của thức ăn, khiến các kén mủ trong hốc amidan “trồi” lên và có mùi hôi.

Hôi miệng xuất phát từ chế độ ăn chưa hợp lý

Thói quen ăn uống hàng ngày ảnh hưởng rất lớn đến những mùi hôi trong miệng

Một trong những nguyên nhân điển hình gây hôi miệng là do thói quen ăn nhiều thực phẩm nặng mùi như hành, tỏi,... Đây là 2 “thủ phạm” đứng đầu trong danh sách gây hôi miệng, do trong tỏi và hành có chứa hợp chất sulfur tự nhiên gây mùi khó chịu.

Kế tiếp phải kể đến là các loại quả họ cam, quýt, do trong thành phần chứa lượng lớn acid citric, tạo điều kiện thuận lợi giúp vi khuẩn phát triển, tạo ra nhiều hợp chất sulfur gây hôi miệng.

Ngoài ra, sử dụng nhiều đồ uống có cồn (rượu, bia), hay hút thuốc lá, không những gây khô miệng mà còn làm mùi hôi xuất hiện trong miệng nặng nề hơn.

Bên cạnh 5 nguyên nhân trên, nhiều bằng chứng đã cho thấy, sự thiếu hụt dinh dưỡng cho tế bào nướu, lợi là nguyên nhân “gốc rễ” dẫn đến hôi miệng. Lúc này, răng nướu trở nên kém chắc khỏe, không đủ khả năng chống chịu với tác nhân gây hại từ môi trường, dẫn đến viêm nhiễm và gây ra mùi hôi khó chịu.

Sử dụng sản phẩm thảo dược cải thiện hôi miệng an toàn, hiệu quả

Thực tế, để khắc phục chứng hôi miệng, trước hết, chúng ta cần điều trị triệt để nhiễm khuẩn trong khoang miệng hay các bệnh kể trên, hơn nữa, cần chăm sóc răng miệng mỗi ngày, tăng cường dinh dưỡng cho tế bào lợi, nướu thường xuyên thì mới ngăn ngừa hơi thở có mùi.

Hiện nay, xu hướng sử dụng dung dịch nha khoa thảo dược giúp làm sạch răng miệng, kháng khuẩn, làm thơm tự nhiên, không gây kích ứng niêm mạc miệng như các chất hóa học đang được rất nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là sản phẩm chiết xuất từ sáp ong, lá trầu không, cùi cau, vỏ chay,... Những thảo dược này không chỉ có khả năng ức chế tác hại của vi khuẩn mà còn bổ sung dưỡng chất cần thiết cho tế bào nướu, lợi, giúp tăng cường miễn dịch, nhờ đó khắc phục chứng hôi miệng từ gốc đến ngọn.

Nguyên Hương H+

Nutridentiz – Lợi chắc răng bền, thổi bay hôi miệng

Hôi miệng, chảy máu chân răng, viêm lợi… là những bệnh lý phổ biến bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Để phòng ngừa và cải thiện các bệnh lý về răng miệng này hiệu quả, chúng ta cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày kết hợp với sử dụng dung dịch nha khoa giúp làm sạch khoang miệng hiệu quả và cung cấp dinh dưỡng giúp lợi chắc khỏe và phòng ngừa các bệnh lý về răng miệng hiệu quả hơn.
Dung dịch nha khoa Nutridentiz có thành phần chính là dịch chiết sáp ong trong cồn kết hợp với một số loại thảo dược quý khác như dịch chiết xuất vỏ chay, dịch chiết xuất cùi quả cau, dịch chiết xuất lá trầu không có công dụng nuôi dưỡng và tái tạo nướu, lợi, tăng cường sự chắc khỏe của nướu trong các trường hợp viêm quanh răng, viêm lợi, sau lấy cao răng, ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng… Giúp làm sạch răng miệng, ngăn ngừa sự hình thành mảng bám trên răng.
Dùng cho những người mắc các vấn đề răng miệng như: sâu răng, viêm nướu răng, viêm quanh răng, nhiệt miệng, chảy máu chân răng, có mảng bám trên răng, tụt lợi, người có thói quen hút thuốc lá, hơi thở có mùi khó chịu. Dùng súc miệng mỗi ngày 2 lần để giúp lợi răng chắc khỏe, nên ngậm tối thiểu 30 giây trước khi nhổ bỏ đi.

Sản phẩm được phân phối bởi: Công ty TNHH Mỹ phẩm Spaphar. 

Địa chỉ: 173 Phố Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội. Liên hệ: 024.37757240, tổng đài miễn cước cuộc gọi: 18006103 / (Zalo/Viber): 0902207582, https://nutridentiz.vn/.

Số GPQC: 22/2020/XNQCMP-YTHN

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Răng hàm mặt