5 phương pháp giúp điều trị bệnh vẩy nến da đầu hiệu quả

Vẩy nến da đầu khiến bạn ngứa ngáy khó chịu

Làm sao để giảm vẩy nến trên khuôn mặt?

Lời khuyên cho người mắc bệnh vẩy nến khi đi bơi

Cách đối phó với bệnh vẩy nến ở trẻ em

3 cách khắc phục tình trạng trầm cảm do vẩy nến

Chọn đúng loại dầu gội dầu

Một số loại dầu gội đầu có thể giúp điều trị bệnh vẩy nến da đầu nhẹ. Những loại dầu gội đầu này không cần kê đơn của bác sỹ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh nhân sẽ được kê đơn dầu gội đầu chứa kẽm hoặc selenium sulfide. Khi mới sử dụng, người bị vẩy nến da đầu có thể dùng dầu gội được kê đơn mỗi ngày một lần. Sau vài tuần đến vài tháng, khi tình trạng vẩy nến đã cải thiện, chỉ cần sử dụng 2 tuần một lần hoặc mỗi tháng một lần.

Người bệnh bị vẩy nến da đầu nhẹ có thể sử dụng dầu gội chứa kẽm hoặc selenium sulfide

Liệu pháp ánh sáng hoặc laser 

Liệu pháp quang trị liệu UVB có thể giúp cải thiện vẩy nến. Nguyên nhân là do UVB có khả năng thâm nhập vào da và kìm hãm sự phát triển của các tế bào bị ảnh hưởng. Khi sử dụng liệu pháp ánh sáng để điều trị vẩy nến, bạn cần phải chờ từ 10 – 12 tuần để cảm nhận hiệu quả.

Laser Excimer là một trong những liệu pháp ánh sáng cho người bị vẩy nến mới được sử dụng gần đây. Phương pháp này hoạt động bằng cách giải phóng một chùm tia cực tím UVB có cường độ cao tác động vào khu vực da bị ảnh hưởng.

Thuốc uống

Nếu các phương pháp điều trị tại chỗ không giúp cải thiện vẩy nến, người bệnh có thể được điều trị toàn thân. Loại thuốc thường được sử dụng để điều trị vẩy nến da đầu là apremilast. Một loại thuốc khác cũng hiệu quả khi bị vảy nến da đầu là acitretin (một dẫn xuất vitamin A). Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng nó nếu có ý định sinh con vì thuốc rất nguy hiểm cho thai nhi và người bệnh thường phải dừng thuốc cách thời điểm mang thai ít nhất 3 năm. Các loại thuốc khác như methotrexate và cyclosporine cũng có thể được xem xét sử dụng cho người bệnh, mặc dù chúng có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng.

Một số loại thuốc giúp cải thiện vẩy nến da đầu

Liệu pháp sinh học

Liệu pháp sinh học thường được áp dụng với những người bị vẩy nến trên 10 năm và những người bị tổn thương toàn bộ cơ thể. Những bệnh nhân vẩy nến da đầu kết hợp với viêm khớp vẩy nến cũng thường được áp dụng phương pháp này. Liệu pháp sinh học có thể cải thiện vẩy nến hiệu quả nhưng chi phí điều trị thường rất cao, do vậy, bạn nên cân nhắc khi áp dụng phương pháp này.

Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược

Ngoài các phương pháp trên, bạn cũng có thể sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược như thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa cây sói rừng. Đây là thảo dược từ xưa đã được biết đến là có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị các căn bệnh cần tiêu viêm, giải độc, làm lành các vết thương trên cơ thể. Một số nghiên cứu của các nhà khoa học gần đây cũng cho thấy, sói rừng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Trong một nghiên cứu được công bố năm 2009 trên Tạp chí Journal of Chinese Materia Medica, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy, sói rừng giúp tăng số lượng tế bào tham gia vào các phản ứng miễn dịch.

Thanh Tú H+ (Theo Prevention)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang - sản phẩm dành cho người bị lupus ban đỏ, vẩy nến

 Lupus ban đỏ và vẩy nến là các biểu hiện tổn thương ngoài da. Người bị lupus ban đỏ và vẩy nến do tự miễn thường rất tự ti khi giao tiếp, ngại gặp mọi người xung quanh khiến công việc và cuộc sống bị ảnh hưởng khá nhiều. Người bị vẩy nến và lupus ban đỏ có thể sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung có nguồn gốc tự nhiên như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang - dùng cho người bị vẩy nến và lupus ban đỏ. Kim Miễn Khang là sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên với thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với các thành phần khác như: L-carnitine fumarate, nhàu, bạch thược, hoàng bá, thổ phục linh, nhũ hương giúp hỗ trợ làm giảm nguy cơ tiến triển các bệnh tự miễn như: Lupus ban đỏ, bệnh vẩy nến. Hỗ trợ giúp tăng cường năng lượng cho tế bào, hỗ trợ phục hồi và điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể trong các bệnh tự miễn dịch.

Để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên sử dụng một ngày 2 lần, mỗi lần 4 - 5 viên, uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn 1 giờ và dùng từng đợt liên tục từ 1-3 tháng.
XNQC: 00074/2019/ ATTP-XNQC
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu