Vi khuẩn Hp là loại xoắn khuẩn nguy hiểm, dễ dàng xâm nhập vào niêm mạch dạ dày
Giúp mẹ phân biệt nhiễm khuẩn HP và rối loạn tiêu hóa ở trẻ
5 dấu hiệu cảnh báo bạn bị viêm loét dạ dày do nhiễm khuẩn HP
Vi khuẩn HP có nguy hiểm không?
Lý giải nguyên nhân vi khuẩn HP kháng nhiều loại kháng sinh
Vi khuẩn Hp là gì?
Vi khuẩn Helicobacter Pylori (Hp) là một loại xoắn khuẩn vô cùng nguy hiểm. Do hình dạng và cách chúng di chuyển, vi khuẩn này có thể xâm nhập vào lớp niêm mạc bảo vệ của dạ dày nơi chúng gây viêm. Tình trạng viêm làm cho các tế bào dạ dày dễ bị ảnh hưởng bởi acid và pepsin, và dẫn đến loét ở dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu tiên của ruột non). Trong một số nghiên cứu, vi khuẩn Hp còn có kích thích dạ dày sản sinh nhiều acid hơn.
Bên cạnh đó, vi khuẩn Helicobacter pylori có thể gây ra những tổn thương khác như loét hoặc trong số ít trường hợp có thể phát triển thành ung thư dạ dày. Những tổn thương này được hình thành trong nhiều năm và tiến triển tương đối chậm: đôi khi phải mất hơn 30 năm kể từ khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện.
6 biện pháp tự nhiên giúp điều trị nhiễm khuẩn Hp
Men vi sinh
Men vi sinh giúp duy trì sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Theo một nghiên cứu năm 2012, sử dụng men vi sinh trước hoặc sau khi điều trị nhiễm khuẩn Hp thông thường đều cho thấy hiệu quả trong việc tiệt trừ vi khuẩn. Trong khi thuốc kháng sinh tiêu diệt cả vi khuẩn tốt và vi khuẩn xấu trong dạ dày, men vi sinh lại giúp bổ sung vi khuẩn tốt. Chúng cũng giúp giảm nguy cơ phát triển nấm men quá mức.
Trà xanh
Uống trà xanh có thể giúp ngăn ngừa viêm dạ dày do vi khuẩn gây ra
Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy trà xanh giúp tiêu diệt và làm chậm sự phát triển của vi khuẩn Hp. Nghiên cứu còn cho thế uống trà xanh trước khi bị nhiễm khuẩn còn giúp ngăn ngừa viêm dạ dày. Còn uống trà xanh khi đang bị nghiễm khuẩn giúp giảm mức độ nghiêm trọng của viêm dạ dày.
Mật ong
Mật ong có những đặc tính kháng khuẩn giúp cơ thể chống lại vi khuẩn Hp. Không có nghiên cứu cho thấy sử dụng mật ong độc lập có thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn tuy nhiên khi kết hợp nó với các phương pháp điều trị tiêu chuẩn có thể rút ngắn thời gian điều trị. Các nhà nghiên cứu cho biết thêm, mật ong nguyên chất, mật ong Manuka có tác dụng kháng khuẩn tốt nhất.
Dầu olive
Dầu olive có khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ giúp cơ thể chống lại vi khuẩn Hp
Dầu olive cũng có thể hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn Hp. Một nghiên cứu năm 2007 cho thấy dầu olive có khả năng kháng khuẩn mạnh đối với 8 chủng vi khuẩn Hp, 3 trong số này là có khả năng kháng kháng sinh. Ngoài ra, dầu olive cũng ổn định mức độ acid trong dạ dày.
Rễ cây cam thảo
Rễ cam thảo là một phương pháp tự nhiên khá phổ biến để hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày. Rễ cây cam thảo cũng giúp cơ thể chống lại vi khuẩn Hp. Theo một nghiên cứu năm 2009, rễ cây cam thảo không trực tiếp tiêu diệt vi khuẩn Hp mà nó giúp ngăn chặn vi khuẩn bám lên thành tế bào.
Mầm bông cải xanh
Một hợp chất trong mầm bông cải xanh được gọi là sulphoraphane có thể có hiệu quả chống lại khuẩn H. pylori. Nghiên cứu trên động vật và người cho thấy nó có thể giúp giảm viêm dạ dày. Nó cũng có thể giúp giảm sự xâm nhập và tác động của vi khuẩn lên dạ dày.
Các biện pháp tự nhiên này không diệt hoàn toàn được vi khuẩn Hp, chúng chỉ có thể giúp hạn chế tác động của loại xoắn khuẩn này. Trong quá trình điều trị bệnh dạ dày do khuẩn Hp gây ra, bạn cần kết hợp chúng với các loại thuốc kháng sinh.
Bình luận của bạn