6 cách tự nhiên giúp giảm cholesterol xấu

Giảm cholesterol xấu giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Thuốc giảm cholesterol giúp bệnh nhân mổ tim sống lâu hơn

Thuốc hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ đột quỵ ở người cao tuổi

Thực phẩm nào giúp ngăn ngừa cholesterol cao?

Dùng thuốc giảm cholesterol: Dễ mắc đái tháo đường type 2

1. Giảm cholesterol trong chế độ ăn uống

Các bác sỹ khuyến cáo, cholesterol toàn phần (bao gồm cholesterol "xấu" LDL cộng với cholesterol "tốt" HDL) nên thấp hơn 200 mg/dl. Cụ thể hơn, cholesterol "xấu" nên ít hơn 130 mg/dl và cholesterol "tốt" nên lớn hơn 40 mg/dl ở nam giới và 50 mg/dl ở phụ nữ.

Cách tốt nhất để giảm cholesterol trong chế độ ăn uống của bạn là giảm thiểu các chất béo bão hòa (không nhiều hơn 10 - 15 gram mỗi ngày). Chúng được tìm thấy chủ yếu trong các sản phẩm động vật như thịt, sữa và các chế phẩm từ sữa.

2. Chất xơ hòa tan

Tiêu thụ chất xơ hòa tan (được tìm thấy trong các loại đậu, trái cây và rau quả) rất có hiệu quả trong việc làm giảm cholesterol trong máu. Theo khuyến cáo, để giúp giảm cholesterol, bạn cần ăn ít nhất 35 gram chất xơ mỗi ngày. Bột yến mạch là nguồn có giá trị cao chất xơ hòa tan. Bên cạnh đó, bổ sung chất xơ tự nhiên cũng có thể giúp tăng cường chất xơ hòa tan trong cơ thể của bạn.

3. Niacin

Còn được gọi là vitamin B3 từ lâu đã được biết với tác dụng làm giảm cholesterol trong máu. Từ những năm 1970, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, niacin là tác nhân duy nhất giúp hạ cholesterol và làm giảm tỷ lệ tử vong liên quan đến bệnh tim mạch. Tuy nhiên, việc sử dụng niacin cần phải có sự tham vấn và theo dõi của bác sỹ chuyên khoa.

4. Sterol và stanols thực vật

Sterol và stanols thực vật có cấu trúc tương tự như cholesterol nên có khả năng hấp thu và thay thế cholesterol. Bạn có thể bổ sung các hợp chất này thông qua chế độ ăn uống (có trong bơ thực vật, dầu thực vật, ngô, đậu phụ, ngũ cốc, rau trái cây, các loại đậu, các loại hạt…) và thực phẩm chức năng có thành phần sterol và stanols. Một phân tích của 41 thử nghiệm nước ngoài đã cho thấy, chỉ với một lượng 2 gram stanols hoặc sterol mỗi ngày có tác dụng làm giảm 10% nồng độ LDL.

Chất xơ hòa tan có nhiều trong trái cây

5. Pantethine

Pantethine là hình thức ổn định của pantetheine, là một dạng của vitamin B5 hoặc acid pantothenic giúp làm hạ nồng độ lipid máu đáng kể. Cụ thể, 900 mg Pantethine mỗi ngày đã được chứng minh có tác dụng làm giảm đáng kể 19% nồng độ cholesterol toàn phần, 21% cholesterol xấu trong khi tăng 23% cholesterol tốt. Các tác dụng hạ lipid máu của pantethine đặc biệt ấn tượng bởi vì nó hầu như không có độc tính so với các loại thuốc kê toa hạ lipid máu thông thường.

6. Tỏi

Tỏi đã được chứng minh giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ nhờ làm giảm nồng độ cholesterol trong máu (bao gồm cả những người khỏe mạnh). Chi tiết hơn, một nghiên cứu gần đây cho thấy, bệnh nhân có mức cholesterol ban đầu lớn hơn 200 mg/dl sau khi được bổ sung hàng ngày ít nhất 10mg alliin (có trong tỏi) giúp làm giảm cholesterol toàn phần trong huyết thanh khoảng 10 - 12%.

M. Hiếu H+ (Theo Mindbody)

Sản phẩm TĐCARE với thành phần từ các loại thảo dược như Khổ qua, Dây thìa canh, Thương truật, Linh chi, Sinh địa, Hoài sơn, tảo Spirulina có tác dụng hạ đường huyết, hạ cholesterol và lipid máu. Giúp giảm chỉ số HbA1c, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, giúp ngăn ngăn ngừa biến chứng về tim mạch, thần kinh ngoại biên do bệnh đái tháo đường gây ra.

Đối tượng: Dùng cho người bị bệnh đường huyết, người có cholesterol và lipid trong máu cao và người có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường.

Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 1783/2014/XNQC-ATTP

* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết