Thiếu kẽm có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe như: Rụng tóc, giảm cân, giảm thị lực...
Chế độ ăn thiếu kẽm có thể gây tăng huyết áp
9 dấu hiệu “tố cáo” cơ thể bạn đang thiếu kẽm
Dễ ốm đau, mệt mỏi do thiếu kẽm: Ăn ngay 12 thực phẩm này!
Thiếu kẽm có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ
Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu hụt kẽm:
Vết thương khó lành
Khi cơ thể bạn thiếu kẽm sẽ khiến các vết thương khó lành hơn. Tình trạng nổi mụn cũng có thể là do thiếu kẽm. Vì vậy, hãy bổ sung kẽm vào chế độ ăn uống để nhanh lành vết thương cứng đầu.
Lượng kẽm thấp cũng có thể dẫn đến giảm cảm giác thèm ăn, từ đó gây giảm cân. Việc giảm cân khi bạn đang bị thừa cân, béo phì là rất tốt, nhưng giảm quá nhiều và đột ngột lại dẫn đến các vấn đề sức khỏe. Ngay cả khi đang cố gắng Giảm cân, bạn cũng cần nạp đủ các loại vi chất dinh dưỡng để giữ cho các chức năng bên trong cơ thể hoạt động bình thường.
Rụng tóc
Căng thẳng, vệ sinh da đầu kém và không hấp thụ đủ các chất dinh dưỡng đều dẫn đến tình trạng rụng tóc. Tóc gãy, rụng và mỏng tóc có thể là kết quả của việc thiếu kẽm. Vì thế, một trong những bí quyết nuôi dưỡng tóc dày, bóng mượt là bổ sung kẽm đầy đủ cho cơ thể.
Lạnh và thường xuyên bị ốm
Kẽm là một chất dinh dưỡng thiết yếu giúp xây dựng khả năng miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính. Lượng kẽm thấp có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng và bệnh tật. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy lạnh hơn những người khác và hay bị ốm, thì đó có thể là dấu hiệu của việc thiếu kẽm. Tăng cường bổ sung kẽm cũng có thể giúp hồi phục sau cảm lạnh nhanh hơn.
Giảm thị lực
Kẽm được cơ thể hấp thụ và chuyển lượng lớn đến mắt, đặc biệt là võng mạc để nuôi dưỡng, vận chuyển vitamin A từ gan đến võng mạc và sử dụng. Thiếu kẽm đồng nghĩa với việc thiếu các sắc tố bảo vệ mắt, vì thế sẽ gây suy giảm thị lực, nguy cơ cận thị cao hơn.
Sương mù não
Bạn có thường xuyên cảm thấy bối rối hoặc khó tập trung vào công việc của mình không? Nếu có, hãy kiểm tra lượng kẽm hàng ngày của bạn. Cơ thể thiếu kẽm có thể dẫn đến tình trạng sương mù não, khiến bạn khó tập trung vào công việc đang làm. Nó cũng có thể là nguyên nhân gây ra các vấn đề về trí nhớ khác.
Theo khuyến cáo của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, nhu cầu kẽm cơ thể như sau:
- Trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng tuổi: 2 mg/ngày
- Trẻ sơ sinh 7 - 12 tháng tuổi: 3 mg/ngày
- Trẻ em 1 - 3 tuổi: 3 mg/ngày
- Trẻ em 4 - 8 tuổi: 5 mg/ngày
- Trẻ em 9 - 13 tuổi: 8 mg/ngày
- Nam 14 tuổi trở lên: 11 mg/ngày
- Nữ 14 - 18 tuổi: 9 mg/ngày
- Nữ 19 tuổi trở lên: 8 mg/ngày
- Phụ nữ mang thai từ 18 tuổi trở lên: 11 - 12 mg/ngày
- Phụ nữ đang cho con bú từ 18 tuổi trở lên: 12 - 13 mg/ngày.
Bình luận của bạn