9 dấu hiệu “tố cáo” cơ thể bạn đang thiếu kẽm

Tiêu chảy, loét miệng, tụng tóc,... có thể cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu kẽm

Chế độ ăn thiếu kẽm có thể gây tăng huyết áp

Dễ ốm đau, mệt mỏi do thiếu kẽm: Ăn ngay 12 thực phẩm này!

Vì sao nên bổ sung kẽm cho trẻ?

Thiếu kẽm khiến cơ thể chúng ta thay đổi như thế nào?

1. Tiêu chảy

Tình trạng thiếu kẽm có liên quan đến những thay đổi trong phản ứng miễn dịch của cơ thể, góp phần làm tăng tính nhạy cảm với các bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như những bệnh gây Tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ em. Nghiên cứu cho thấy những trẻ bị suy dinh dưỡng ở Châu Phi, Ấn Độ, Nam Mỹ và Đông Nam Á phải chịu những đợt tiêu chảy ngắn hơn sau khi bổ sung thêm kẽm.

2. Loét miệng

Loét miệng là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp phải tình trạng thiếu kẽm

Theo nghiên cứu năm 2014 trên tờ The Journal of Laryngology & Otology thấy rằng lượng kẽm thấp có thể làm tăng nguy cơ loét miệng và những bệnh nhân có lượng kẽm thấp trong máu thường bị những đợt loét miệng tái diễn.

3. Gây rụng tóc

Kẽm là khoáng chất thiết yếu cho sự nhân lên của tế bào và hấp thu protein, những chức năng này rất quan trọng để có mái tóc dày, bóng mượt.

Một nghiên cứu năm 2013 trên Tạp chí Annals of Dermatology trên 312 người bị rụng tóc cho thấy tất cả đều có nồng độ kẽm trong máu thấp hơn so với những người bình thường.

4. Móng tay khô, dễ gãy và có các đốm trắng trên móng

Những vệt trắng, đốm trắng trên móng tay có thể xuất hiện khi móng phát triển chậm, dễ gãy, nứt. Tất cả các vấn đề này đều là do thiếu kẽm trong chế độ ăn. Kẽm rất cần cho sự phát triển của các mô, tế bào móng.

5. Răng xỉn màu

Kẽm là một yếu tố thiết yếu và hiện diện tự nhiên trong mảng bám, nước bọt và men răng. Khi bị thiếu kẽm, bạn có thể nhận thấy sự nhạy cảm với mùi, vị giác thay đổi, rêu lưỡi trắng và dễ bị loét miệng cộng với viêm nướu.

6. Các vấn đề về da

Sự thiếu hụt kẽm cũng ảnh hưởng đến làn da. Có thể làm phát sinh mụn trứng cá, bệnh chàm, bệnh vẩy nến và phát ban trên da. Khi thiếu kẽm cũng làm tổn hại đến khả năng chữa lành vết thương.

7. Ảnh hưởng đến thị lực

Kẽm rất cần cho sức khỏe của thị lực, giúp bảo vệ mắt và giảm nguy cơ quáng gà. Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng kẽm có thể làm chậm quá trình thoái hóa điểm vàng, một trong những lý do gây mất thị lực.

8. Xương yếu

Hệ xương của bạn sẽ bị yếu đi nếu thiếu kẽm. Bởi một trong các chức năng cơ bản của kẽm là góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển của tế bào. Mặt khác, khoáng chất này cũng giúp tăng lượng collagen để làm xương khỏe mạnh.

9. Rối loạn giấc ngủ

Nghiên cứu khoa học đã chứng minh calci có khả năng làm giảm stress, giúp não sử dụng tryptophan để sản xuất một loại hoocmon gây buồn ngủ có tên là melatonin. Trong khi đó, kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển calci lên não. Do vậy, thiếu kẽm ở người lớn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng rối loạn giấc ngủ.

Lê Tuyết H+ (Theo Usnews)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp