Mùa Đông là thời điểm hệ miễn dịch của chúng ta trở nên yếu nhất
4 cách giúp bạn sảng khoái hơn khi thức dậy vào mùa Đông
Hướng dẫn làm mặt nạ chăm sóc da hiệu quả vào mùa Đông
Vì sao chúng ta dễ bị cảm lạnh vào mùa Đông?
4 cách giúp bạn đối phó với nẻ môi vào mùa Đông
Cảm lạnh và ho
Cảm lạnh và nhiễm trùng cổ họng gia tăng vào mùa Đông do thời tiết có sương mù và nhiều bụi. Sự thay đổi về không khí khô và lạnh trong mùa Đông cũng có thể làm khô niêm mạc mũi của bạn. Điều này gây kích ứng phổi và họng gây ra hiện tượng ho và cảm lạnh.
Khó tiêu
Chúng ta có xu hướng đói và ăn nhiều hơn để giữ ấm cơ thể vào mùa Đông. Điều này làm tăng lượng thức ăn và có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa như khó tiêu.
Hen suyễn
Hen suyễn có thể bùng phát mạnh vào mùa Đông. Người bệnh bị thu hẹp và viêm đường hô hấp, dẫn đến hắt hơi, ho, co thắt ngực. Bệnh hen suyễn có thể xảy ra do tiếp xúc với chất gây dị ứng, chẳng hạn như bụi, phấn hoa, bụi sơn, khói. Hen suyễn không dị ứng có thể xảy ra do cảm lạnh, cúm, căng thẳng hoặc thời tiết thay đổi.
Đau khớp
Đau nhức xương khớp thường trầm trọng hơn vào mùa Đông
Lý do đau nhức khớp vào mùa Đông là do không khí lạnh thâm nhập vào cơ thể qua da bởi các lỗ chân lông, làm cho mạch máu tại các vùng da co lại, máu đến các khớp xương bị hạn chế hoặc rất ít nên thiếu máu nuôi dưỡng khớp, các màng hoạt dịch và sụn khớp bị kích thích, gây đau nhức.
Đau tim
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguy cơ đau tim tăng cao hơn vào mùa Đông. Vào mùa Đông, nhiệt độ cơ thể giảm nên tim cần phải làm việc nhiều hơn để giữ ấm cơ thể, từ đó làm nhịp tim và huyết áp thay đổi. Điều này có thể dẫn đến các cục máu đông hoặc làm các mạch máu dày lên, dẫn đến đau tim và đột quỵ.
Eczema và bệnh vẩy nến
Vẩy nến và eczema đều là bệnh ngoài da và có một số triệu chứng giống nhau. Độ ẩm thấp vào mùa Đông khiến da trở nên khô và ngứa. Đây là những triệu chứng điển hình của 2 căn bệnh ngoài da này.
Bình luận của bạn