- Chuyên đề:
- Rối loạn nhịp tim
Chế độ tập luyện vừa phải sẽ giúp ổn định nhịp tim tốt hơn
Thường xuyên bị ngất xỉu có thể là dấu hiệu rối loạn nhịp tim
7 nguyên nhân khiến trái tim bạn “lỗi nhịp”
Những lựa chọn điều trị cho người bị rối loạn nhịp tim
Các cách làm giảm căng thẳng cho người bệnh rung nhĩ
Nên chọn các bài tập có nhịp điệu
Không phải bài tập thể dục nào cũng tốt cho người bị nhịp tim nhanh. Theo các chuyên gia, các bài tập có nhịp điệu là các bài tập tốt nhất giúp bạn ổn định nhịp tim.
Các bài tập lý tưởng là bài tập khiến bạn chuyển động đều với nhịp tim nhanh nhưng ổn định. Điều này có nghĩa là, thay vì các bài tập khiến nhịp tim của bạn tăng nhanh sau đó giảm xuống ngay (ví dụ như chạy nước rút, nâng tạ…), bạn nên tập các bài tập giúp giữ cho nhịp tim tăng cao liên tục trong một khoảng thời gian dài. Điều này sẽ giúp bạn ổn định nhịp tim tốt hơn.
Các bài tập như bơi lội, đạp xe... giúp ổn định nhịp tim tốt hơn
Theo đó, 7 bài tập có nhịp điệu tốt nhất giúp khắc phục tình trạng rối loạn nhịp tim nhanh bao gồm: Đi bộ, đi bộ nhanh, chạy bộ, chèo thuyền, đạp xe, bơi lội và khiêu vũ.
Một vài lời khuyên cho người rối loạn nhịp tim nhanh khi tập thể dục
Luôn đeo máy theo dõi nhịp tim khi tập thể dục: Đeo máy theo dõi nhịp tim sẽ giúp bạn cảm thấy an tâm hơn khi biết nhịp tim đang nằm trong ngưỡng an toàn. Hiện có rất nhiều loại máy theo dõi nhịp tim tích hợp trong các loại đồng hồ đeo tay, rất dễ sử dụng và tiện dụng khi tập thể dục.
Nên nhớ, luôn theo dõi nhịp tim khi tập thể dục để đảm bảo an toàn
Nói chuyện với bác sỹ trước khi tập bài tập mới: Trước khi tập các bài tập mới, bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ để đảm bảo bài tập này an toàn cho người rối loạn nhịp tim nhanh.
Tập bài tập khiến nhịp tim tăng lên từ 60 - 80% so với nhịp tim cao nhất của bạn.
Cố gắng giữ nhịp tim đều đặn, nhịp nhàng trong khi tập luyện: Giữ nhịp tim đều đặn trong ít nhất 20 phút, lý tưởng nhất là từ 30 - 40 phút.
Cố gắng tập thể dục ít nhất từ 4 - 5 ngày/tuần.
Một số tình huống có thể gây rối loạn nhịp tim nhanh sau khi tập thể dục
Có 2 lý do chính có thể khiến nhịp tim trở nên bất ổn sau khi tập thể dục. Thứ nhất là bạn đang chọn bài tập gây căng thẳng (ví dụ như nâng tạ) thay vì các bài tập có nhịp điệu ổn định. Thứ hai là do lượng adrenaline cao sau khi tập luyện, khiến nhịp tim tăng nhanh hơn một chút so với bình thường.
Tuy nhiên, cả 2 điều này đều không quá nguy hiểm và bạn vẫn có thể tập thể dục (theo hướng dẫn của bác sỹ) để thu được các lợi ích sức khỏe, cũng như giữ nhịp tim ổn định. Bạn chỉ cần cẩn thận hơn và đừng quên theo dõi nhịp tim trong quá trình tập luyện.
Vi Bùi H+ (Lược dịch theo Lifeoffbeat)
Gợi ý thực phẩm chức năng Ninh Tâm Vương giúp ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực... cho người có nhịp tim nhanh.
Bình luận của bạn