Thường xuyên bị ngất xỉu có thể là dấu hiệu rối loạn nhịp tim

Thường xuyên ngất xỉu có thể cảnh báo rối loạn nhịp tim

Những lựa chọn điều trị cho người bị rối loạn nhịp tim

Các cách làm giảm căng thẳng cho người bệnh rung nhĩ

Phụ nữ cần biết gì về rung nhĩ và nguy cơ đột quỵ?

Nhận biết các dấu hiệu khi bị rối loạn nhịp tim

Lần đầu tiên Danielle Urquhart ngất đi là vào năm 15 tuổi, trong khi đang học thể dục. “Tôi chỉ ngất đi có vài giây, nhưng sau đó cảm thấy mệt mỏi như vừa ốm dậy. Khi đó, cha mẹ tôi cho rằng nguyên nhân là do tôi bị suy dinh dưỡng”, Danielle Urquhart – hiện là 1 nhân viên tại bệnh viện Edinburgh Royal (Anh) cho biết.

Trong vòng 4 năm tiếp theo, tình trạng ngất xỉu của Danielle không quá nghiêm trọng, cho đến khi chúng quay trở lại khi cô 21 tuổi. Trong khoảng thời gian này, tình trạng ngất xỉu diễn ra thường xuyên hơn, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của cô. Danielle Urquhart nhớ lại: “Trong nhiều năm liền, tôi thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, khó thở. Có nhiều hôm tôi hầu như không thể rời khỏi giường”.

Danielle Urquhart thường bị ngất xỉu do rối loạn nhịp tim

Các bác sỹ đã phải kiểm tra điện tâm đồ, và họ nhận thấy nhịp tim của cô lên tới 180 lần/phút (trong khi người bình thường nhịp tim chỉ tầm 60 – 100 lần/phút). Họ chẩn đoán cô bị rối loạn nhịp tim nhanh, do có 2 đường dẫn điện bất thường trong tim.

Trong vòng 18 tháng, Danielle đã phải dùng thử rất nhiều loại thuốc, trong đó có cả các thuốc chẹn beta nhưng không có tác dụng. “Cuộc sống của tôi gần như bị trì trệ hoàn toàn. Tôi không thể uống rượu hay cà phê. Tôi cũng không dám tập thể dục vì lo sợ nhịp tim có thể lại tăng cao lần nữa”, Danielle chia sẻ.

Danielle đã phải dùng rất nhiều thuốc nhưng không có tác dụng

Các bác sỹ đã phải tiến hành phẫu thuật triệt đốt rối loạn nhịp tim nhưng phẫu thuật này cũng không mang lại hiệu quả cao cho Danielle. Các bác sỹ cho rằng có khả năng cô mắc hội chứng suy nút xoang – cơ quan tạo ra nhịp tim tự nhiên.

Khi bị suy nút xoang, các tín hiệu điện tim được kích hoạt không đều, gây ra rối loạn nhịp tim. Giải pháp duy nhất trong trường hợp này là sử dụng máy tạo nhịp tim, và thật may mắn phương pháp này đã giải quyết được tình trạng của Danielle.

Theo GS. Clifford Garratt (Đại học Manchester – Anh), ngất xỉu không phải lúc nào cũng đáng lo ngại. “Trong một số trường hợp nhất định như thiếu máu, hạ huyết áp đột ngột, hay do quá hồi hộp, bạn có thể bị mất ý thức tạm thời”. Tuy nhiên, ngất xỉu trong một số trường hợp khác (như khi tập thể dục) là không bình thường. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhịp tim quá chậm (gây giảm oxy lên não), hoặc nhịp tim quá nhanh (cơ thể bị kích thích quá mức).

GS. Clifford Garratt nhấn mạnh: “Việc đột nhiên bị ngất xỉu là không bình thường, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi. Nếu đang gặp phải tình trạng này, bạn không nên bỏ qua chúng vì đây có thể là dấu hiệu cảnh bảo một số bệnh nguy hiểm, trong đó có rối loạn nhịp tim”.

Rối loạn nhịp tim nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể làm tăng nguy cơ suy tim, đột quỵ… Dù tình trạng rối loạn nhịp tim thường xuất hiện ở những người cao tuổi, nhưng bệnh cũng có thể ảnh hưởng tới những người trẻ như Danielle Urquhart. Các chuyên gia khuyến cáo, nếu thường xuyên bị chóng mặt, khó thở, ngất xỉu… tốt hơn hết bạn nên đến khám bác sỹ để được chẩn đoán bệnh kịp thời.

Vi Bùi H+ (Theo Dailymail)

Người bệnh rối loạn nhip tim, nhịp tim nhanh có thể tham khảo sử dụng thực phẩm chức năng Ninh Tâm Vương, giúp ổn định nhịp tim và làm giảm các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, choáng ngất do rối loạn nhịp tim.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch