7 dấu hiệu cho thấy trẻ bị mất nước

Mùa Hè, nên cho trẻ uống nhiều nước hơn để phòng tránh mất nước

Bất ngờ với những lý do khiến bạn mất nước trầm trọng

Các dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh bị mất nước

Infographic: Làm thế nào để biết cơ thể bạn đang mất nước?

Infographic: Bạn cần uống bao nhiêu nước 1 ngày?

Nguyên nhân khiến trẻ bị mất nước

- Tiêu chảy: Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây mất nước. 

- Nôn mửa: Nôn cũng nhanh chóng làm cạn kiệt nguồn dự trữ chất lỏng của cơ thể trẻ. 

- Sốt cao: Nhiệt độ cơ thể tăng cao cũng dễ khiến trẻ bị mất nước, đặc biệt là sau khi trẻ bị toát mồ hôi. 

- Đổ mồ hôi nhiều: Trời nóng, đi chơi ngoài trời... đều có thể khiến trẻ bị toát mồ hôi nhiều, dẫn đến mất nước. 

Trẻ nhỏ có thể không nói cho bạn biết rằng chúng bị khát nước hay cảm thấy khó chịu như thế nào, nhưng bạn hoàn toàn có thể nhận ra nhờ những dấu hiệu của cơ thể trẻ. 

Dấu hiệu mất nước dễ nhận biết

1. Khô miệng

Khô miệng là dấu hiệu mất nước dễ nhận biết ở trẻ nhỏ. Bạn có thể thấy bé tiết ít nước bọt hơn, miệng dính và đôi môi khô. 

2. Không đi tiểu trong ít nhất 3 tiếng.

3. Có ít nước mắt hơn bình thường khi bé khóc.

4. Đôi mắt dường như trũng xuống. 

5. Da khô, nứt nẻ hơn bình thường. 

6. Độ tập trung kém. 

7. Đi tiêu khó khăn hơn, có thể trẻ sẽ bị táo bón (nếu mất nước không phải là do tiêu chảy). 

Khi nào cần đưa trẻ đi khám? 

- Trẻ có vẻ mệt, lả người;
- Nôn mửa và tiêu chảy trong 24 giờ.

Trẻ bị sốt cao dễ mất nước

Điều trị mất nước cho trẻ như thế nào?

Uống bù nước

Để bù nước cho trẻ, bạn có thể cho trẻ uống oresol. Quá trình bù nước qua đường miệng kéo dài hơn 4 tiếng. Liều lượng oresol phụ thuộc vào trọng lượng của trẻ. Tốt nhất, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi bác sỹ, thầy thuốc. Sau 4 tiếng, đánh giá xem tình trạng mất nước của trẻ có khá hơn không. 

Truyền nước

Các trường hợp mất nước nghiêm trọng phải được truyền nước, đặc biệt là khi trẻ bị mệt lả, lừ đừ. Bố mẹ lưu ý, chỉ nên cho trẻ truyền nước dưới sự giám sát của bác sỹ, y tá.

Thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus, thuốc hạ sốt

Thuốc kháng sinh và thuốc kháng virus không điều trị được mất nước nhưng giúp chữa khỏi nhiễm trùng dẫn đến tiêu chảy và nôn mửa. 

Ngoài các biện pháp trên, bạn có thể thực hiện các bước sau để giúp trẻ nhanh chóng hồi phục:

- Ăn thức ăn lỏng: Cho trẻ uống nước ép trái cây, sinh tố có chứa nhiều nước, như dưa hấu, chuối. Bạn cũng có thể cho trẻ uống nước dừa. Nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, loãng. Sữa chua cũng là lựa chọn tốt để chống mất nước. 

- Uống nhiều nước: Cho bé uống từng ngụm nước nhỏ, nhiều lần, đặc biệt trong thời tiết nóng ẩm. Đừng cho trẻ uống nước trái cây và đồ uống thể thao bán sẵn trên thị trường, vì chúng có chứa đường và natri cao, có thể làm tăng mức độ mất nước. Nếu trẻ bị tiêu chảy, có thể cắt giảm sữa vì nó dễ gây phân lỏng. 

Phòng ngừa mất nước ở trẻ thế nào? 

- Cho trẻ uống đủ nước: Hãy chắc chắn là cho trẻ uống đủ nước, phù hợp với lối sống và thời tiết. Trẻ ở ngoài trời nhiều, đổ nhiều mồ hôi cần uống nước nhiều hơn và thường xuyên hơn. Bạn có thể thêm vài lá bạc hà hoặc một chút nước cốt chanh vào nước để tăng thêm hương vị. 

- Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiêu hóa vì chúng dễ gây tiêu chảy và nôn mửa. Vệ sinh cho trẻ thật sạch và dạy trẻ rửa tay trước và sau bữa ăn, sau khi ở bên ngoài về nhà. Phòng ngừa nhiễm trùng cũng giảm thiểu nguy cơ bị sốt - một nguyên nhân khác gây mất nước. 

- Nên mặc cho trẻ loại quần áo mỏng, màu sáng, thoáng khi thời tiết nóng ẩm. Loại quần áo này dễ tản nhiệt, giúp bé không bị quá nóng, đổ mồ hôi gây mất nước. 

An An H+ (Theo momjunction)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ