Bàn chân, bàn tay của bé lạnh là một trong những dấu hiệu cho thấy bé bị mất nước
Ngăn ngừa mất nước khi bị tiêu chảy kéo dài
8 cách tự nhiên để tránh mất nước cho làn da
Infographic: Làm thế nào để biết cơ thể bạn đang mất nước?
Bác sĩ nhi khoa Leena Deshmukh chia sẻ các dấu hiệu mất nước phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh trên trang Thehealthsite như sau:
Trẻ đi tiểu ít: Bỉm, tã luôn khô là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy, trẻ sơ sinh bị mất nước. Nếu con bạn không "tè" trong vòng 6 giờ thì chắc chắn rằng, bé đã bị mất nước.
Ngoài ra, nếu mỗi lần đi "tè", có ít nước tiểu và màu nước tiểu có màu đậm hơn bình thường thì bạn cũng nên đặt nghi vấn là bé đã mất nước. Tốt nhất là bạn nên cho bé đi khám nhi khoa, nếu thấy hơn 6 giờ mà bé vẫn không đi tiểu.
Bé luôn buồn ngủ: Trẻ sơ sinh bị mất nước cũng có khuynh hướng hôn mê, hoặc trẻ ngủ li bì và ít hoạt động hơn. Nếu bé luôn buồn ngủ và khó đánh thức bé dậy thì bạn cũng nên đưa bé đi khám để kiểm tra tình trạng mất nước.
Bé khóc không có nước mắt: Do cơ thể bé không có đủ chất lỏng (nước) trong cơ thể nên khi bé khóc sẽ không có nước mắt. Trên thực tế, mất nước còn có thể làm cho bé cáu kỉnh, khóc lóc.
Các dấu hiệu khác: Da khô, lạnh hơn bình thường; Môi bị khô và nứt, màu môi nhợt nhạt; Bàn tay, bàn chân lạnh là dấu hiệu mất nước nghiêm trọng. Ngoài ra, bạn có thể dùng ngón tay cái và ngón trỏ bóp nhẹ vào da của bé, nếu da của bé khó trở lại trạng thái ban đầu, hoặc nhăn nheo thì cũng có thể bé đã bị mất nước.
Bình luận của bạn